Dạy con kiểu nhật giai đoạn 0 tuổi

Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 tuổi có thể là điều ngỡ ngàng và khá mới mẻ đối với những người lần đầu tiên làm cha mẹ. Tuy nhiên trên thế giới, đây là kiến thức rất phổ biến mà bất kỳ ông bố bà mẹ nào đều cần có và trang bị sớm.

Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 tuổi không những giúp cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dạy con từ sớm, mà còn biết cách nuôi dạy con để phát huy tối đa những khả năng và tố chất mà con cái của mình có, giúp con cái mình có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, và nhân cách và sau này trở thành những người có ích cho xã hội.

Tại sao phải nuôi dạy trẻ từ sớm?

Bộ não của trẻ chỉ phát triển đến năm 6 tuổi, còn sau 6 tuổi thì hầu như không phát triển nữa. Và giai đoạn từ 0-3 tuổi (bộ não hoàn thiện 80%) là giai đoạn trẻ có khả năng học tập tốt nhất, khả năng nhớ, liên tưởng,…là vô hạn, nó cũng quyết định sự hình thành về tính cách và năng lực của trẻ.

Chính vì vậy, ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ, bố mẹ cần cập nhật ngay kiến thức và phương pháp nuôi dạy con đúng đắn, khoa học nhất.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ phương pháp nuôi con được nhiều ông bố bà mẹ trên thế giới áp dụng, đó là: “Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 tuổi”.

Khi nào thì áp dụng phương pháp “Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 tuổi”?

Với các bà mẹ hiện đại, phương pháp dạy con kiểu Nhật không còn xa lạ. Nhiều mẹ áp dụng thai giáo từ lúc mới mang thai cho đến lúc sau khi sinh.

Trẻ trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi hoàn toàn phù hợp với phương pháp “Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 tuổi”. Bởi vì đây là thời điểm trẻ bắt đầu làm quen và khám phá thế giới xung quanh. Não bộ của bé bắt đầu làm quen và tiếp thu nhanh nhất. Mọi thứ lúc này với bé đều rất mới mẻ và đầy sức hấp dẫn.

Để nắm bắt hết những thay đổi của bé ở giai đoạn vàng này, bố mẹ cần kiên nhẫn giúp bé:

Bố mẹ cần kiên nhẫn trong giai đoạn “Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 tuổi”
  • Nhận ra mẹ yêu: Mẹ biết không, ngay từ sau khi sinh, não bộ của bé yêu đã bắt đầu chỉ huy bé nhận diện khuôn mặt, giọng nói và mùi vị của mẹ – người luôn ở bên vỗ về bé. Hẳn mẹ cũng vui khôn xiết khi thấy bé có thể đáp lại nụ cười và chạm tay vào mặt mẹ.
  • Học cách thể hiện mình cần gì: Nếu khi khóc là thanh âm đầu tiên để trẻ thể hiện trẻ đói bụng hay khó chịu thì những tuần sau đó mẹ có thể những thay đổi cảm xúc trên khuôn mặt hay sự di chuyển cơ thể nhằm mách mẹ rằng “Mẹ ơi, con buồn ngủ, con đau…”. Trẻ có thể cho bạn biết khi nào trẻ muốn vui đùa, và khi nào trẻ cần nghỉ ngơi.
  • Biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Khoảnh khắc đầu tiên mà trẻ nắm chặt các ngón tay của mẹ chắc rằng cảm xúc hạnh phúc ùa về. Điều đó đồng nghĩa với việc trẻ có thể chơi cùng đồ chơi mà mẹ mua. Khi trẻ đói, trẻ có thể di chuyển đầu của mình về phía ngực của mẹ hoặc về phía có bình sữa.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng chỉ ra rằng trẻ ở giai đoạn này có thể biết cách học được sự tin tưởng vào mẹ và biết rằng bạn sẽ hiểu và đáp ứng lại các tín hiệu của trẻ.

“Dạy con kiểu nhật giai đoạn 0 tuổi” thế nào cho bé thông minh từ bé?

Ngay trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi, các mẹ Nhật đã bắt đầu những phương pháp dạy trẻ thông minh bằng cách: Kích thích phát triển 5 giác quan toàn diện cho bé. Cụ thể như sau:

1. Kích thích thị giác – Tăng khả năng tập trung và quan sát mọi vật

Để tăng khả năng tập trung của con, đối với trẻ em dưới 1 tháng tuổi, mẹ nên để bé nhìn những dải sọc màu đen trắng 3 phút mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần. Cách này giúp bé tăng khả năng tập trung từ 5 giây lên đến 60-90 giây. Tăng khả năng tập trung giúp bé có được nền tảng tốt cho việc học tập sau này.

Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 tuổi: Kích thích thị giác cho trẻ

2. Phát triển thính giác – Giúp trẻ có nhận thức mới

Cho bé nghe nhạc mỗi ngày, mỗi lần từ 15 đến 30 phút. Âm nhạc có tác động tích cực đối với sự phát triển não bộ của bé, giúp kích thích các giác quan, mở rộng nhận thức và cảm nhận của bé. Những bài nhạc nhẹ nhàng với âm thanh êm dịu như nhạc múa balê sẽ giúp bé phát triển tốt. Giọng nói của mẹ cũng là một trong những âm thanh giúp bé phát triển thính giác của mình. Bất kể làm gì mẹ cũng nên nói chuyện nhẹ nhàng với con.

Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 tuổi: Kích thích thính giác cho trẻ

3. Xúc giác – Hình thành tư duy trong não bộ

Khi cho con bú, mẹ nên di chuyển để vú hoặc núm vú chạm vào các vị trí khác nhau trên khuôn mặt bé như môi, miệng, hàm trên, hàm dưới, cằm, má trái, má phải. Điều này giúp bé học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên dưới, trái phải. Mẹ cũng đừng quên dùng ngón tay hoặc khăn chà nhẹ vào hàm trên và hàm dưới. Bé sẽ học được cách nhận biết cảm giác khi liếm, cắn những vật không giống nhau.

Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 tuổi: Kích thích xúc giác cho trẻ

4. Vị giác – Thưởng thức mùi vị đa dạng

Dùng khăn xô thấm 1 ít nước nguội, nước lạnh, nước có vị ngọt, vị mặn, chua… từng vị một cho bé nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt. Nếu bé đòi ăn dặm sớm, mẹ nên cho bé tiếp xúc với vị ngọt trước vì gần với vị sữa mẹ hơn.

Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 tuổi: Kích thích vị giác cho trẻ

5. Khứu giác – Kích thích sự phát triển

Mọi nghiên cứu khoa học đều công nhận rằng những em bé mới sinh đều có thể ngửi được bởi chúng đã cảm nhận được thức ăn. Hãy cho bé ngửi hương thơm của hoa, bé sẽ ngoái đầu về phía có hương thơm đó. Nếu cho em bé ngửi nhiều mùi khác nhau, khứu giác sẽ được kích thích phát triển tốt.

Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 tuổi: Kích thích khứu giác cho trẻ

Có thể nói “Dạy con kiểu nhật giai đoạn 0 tuổi” là một phương pháp cực kỳ hữu ích. Không những giúp con thông minh mà còn phát triển toàn diện thể chất và tinh thần ngay từ bé.

Nuôi dạy con kiểu Nhật cần lưu ý những gì?

Có rất nhiều phương pháp dạy con hay như dạy con như người Do Thái, dạy con kiểu Tây… Trong đó, các bà mẹ Việt Nam thường chọn cách nuôi dạy con kiểu Nhật vì sự tương đồng về văn hoá lẫn sự phát triển, thể trạng của người châu Á.

Nuôi dạy con kiểu Nhật như thế nào và lợi ích ra sao, Kyna for kids sẽ cùng bạn tìm hiểu!

Không mắng nhiếc con

Người Nhật quan niệm rằng, nếu bạn mắng con là “đồ ngu ngốc” mỗi khi con phạm lỗi thì con bạn sẽ dần trở thành đứa trẻ ngu ngốc thật sự. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì trẻ thơ thường tin những gì người lớn nói và bé sẽ không cố gắng tư duy nữa nếu biết chắc rằng mình chẳng thể nào thông minh, giỏi giang.

Giải thích nhẹ nhàng khi con mắc lỗi giúp trẻ tiếp thu dễ dàng và không phản kháng

Lời mắng nhiếc con hoặc khiến con bạn tự ti hoặc làm cho chúng phản kháng bằng cách làm ngược lại những gì cha mẹ dặn dò. Vì thế, phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật không nặng lời với con mà chỉ giải thích cho trẻ hiểu bé đã sai ở lỗi nào, nên làm gì để khắc phục và cách ứng xử thông minh nhất cho tình huống đó là gì.

Thái độ góp ý, nhẹ nhàng của cha mẹ không những giúp trẻ dễ dàng tiếp thu lời hay, lẽ phải mà còn tự giác thú nhận lỗi lầm mỗi khi trót dại dột.

Khen từng trường hợp cụ thể

Trong trường hợp trẻ đạt được một thành tích rất tốt, phụ huynh cũng không nên khen chung chung như “con giỏi quá”, “con là nhất trên đời” nếu đang nuôi dạy con kiểu Nhật. Những lời khen này khiến trẻ ngộ nhận, tự mãn nhưng vẫn không biết mình giỏi ở điểm nào.

Ngược lại, cha mẹ nên chỉ ra điểm tích cực mà con vừa làm được như “con  ăn ngoan quá”, “con tự giác học bài là tốt lắm”… Con bạn sẽ lặp lại những hành động được khen và dần trở thành thói quen tốt.

Nuôi dạy con kiểu Nhật thường hạn chế xem ti-vi tối đa

Hầu hết những cách dạy con hiện đại đều khuyên phụ huynh không nên cho trẻ con xem ti-vi chứ không riêng gì phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật. Bởi vì, xem ti-vi là cách tiếp thu thông tin thụ động, trẻ chỉ cần nghe nhìn chứ không tư duy nhiều. Thông tin qua ti-vi dễ trôi đi hơn những kiến thức trẻ tận mắt chứng kiến và cảm nhận trong thực tế.

Trẻ vui chơi ngoài trời dễ dàng học hỏi điều hay thay vì ngồi xem ti-vi thụ động

Nếu con bạn đã biết đọc chữ, cha mẹ nên tập thói quen cho bé đọc sách vì thói quen này giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ, khả năng tưởng tượng và ghi nhớ kiến thức rất tốt.

Phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật còn nhiều điều bổ ích để các bậc cha mẹ tìm hiểu. Phụ huynh nên tìm mua các loại sách, đến các lớp học hoặc tìm hiểu tại nhà thông qua những khoá học nuôi dạy con online. Cách học này vừa tiết kiệm được thời gian vừa giúp cả cha và mẹ ngồi học cùng nhau để dễ dàng thảo luận, tìm ra cách ứng xử phù hợp nhất với con yêu của mình.

Cách dạy con tự lập của người Nhật

Cách dạy con tự lập của người Nhật không nhất thiết là thả con ra ngoài rồi mặc chúng muốn làm gì thì làm mà bên cạnh sự tự lập đó có sự hỗ trợ cần thiết của cha mẹ. Vậy mẹ Nhật dạy con tại nhà tự lập như thế nào, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1.Tự lập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

Cha mẹ Nhật luôn có cách dạy con tự lập theo một quy tắc: việc được giao phải đi từ dễ đến khó.

Trẻ em Nhật thay đồ rất nhiều khi đến trường. Khi mới đến lớp, bé phải tháo giày ra và thay bằng dép đi trong nhà. Nếu có giờ học thể dục, bé cũng phải tự thay đồ và giày trong giờ ra chơi. Khi tham gia các câu lạc bộ, bé lại thay đồ cho phù hợp với nội dung câu lạc bộ mà mình tham gia.

Bé phải thu dọn bàn ghế và phòng học của mình sau giờ học. Việc này được phân công đều cho tất cả các bạn trong lớp. Những công việc thường thấy là lau bảng, giặt khăn lau, quét lớp…

Thời gian học ở Nhật thường kéo dài từ sáng tới chiều. Các bé thường được mẹ chuẩn bị bữa ăn mang theo và tự ăn trong những giờ nghỉ trưa. Việc một đứa trẻ nhỏ tự ăn và dọn dẹp phần ăn của mình là điều hết sức bình thường ở Nhật. Thậm chí, có bé mới học cấp 1 đã có thể nấu ăn.

2.Đừng chỉ trích kết quả

Nuôi dạy con kiểu Nhật

Hãy luôn nhớ rằng giáo dục bé quan trọng ở quá trình hơn là kết quả. Bé có thể sai, sai nhiều lần mới thành đúng được. Ngay cả người lớn còn phải mắc hàng loạt sai lầm khi làm việc gì đầu tiên rồi sau đó mới thành thạo thì sao bạn lại bắt một đứa trẻ phải hoàn hảo ngay từ đầu? Một lời chê trách của cha mẹ dù là hoàn toàn chính xác cũng sẽ khiến trẻ muốn đứng im, không còn hào hứng tự làm và tự lập.

3.Dùng một số công cụ nhỏ để hỗ trợ

Khi trẻ tập ăn, để hạn chế bát đũa đổ vỡ và các con bôi bẩn lung tung, cha mẹ Nhật thường trải một tấm thảm nhựa dưới chân ghế ăn, bát, đũa cũng dùng những loại bằng nhựa, được thiết kế đặc biệt phù hợp với khả năng cầm của trẻ và thực phẩm cũng luôn cắt gọn đến phức trẻ có thể tự xúc mà không gặp rắc rối.

Trên bàn ăn, cha mẹ Nhật lúc nào cũng đặt một chiếc khăn ướt và một chiếc khăn ăn để trẻ có thê rhọc thao người lớn tự vệ sinh cho sách. Bồn rửa mặt và đánh răng quá cao thì mẹ Nhật sẽ thiết kế một chiếc ghế để con trèo lên. Quần áo nhiều cúc con chưa biết cởi thì mẹ Nhật sẽ thiết kế những loại khoá kéo, kim băng cài hoặc cúc bấm đơn giản để con có thể tự mặc quần áo.

Về giày dép, luôn có một hình ngôi sao hoặc hoạ tiết nhỏ thêu vào để con biết phân biệt giày trái – phải mà tự đi đúng chân. Ở nhà muốn con biết tự cất đồ chơi thì cha mẹ sẽ làm một vài chiếc giỏ, trên đó dán đề can hiển thị loại đồ chơi được phép bỏ vào giỏ để trẻ hiểu qui tắc mà phân loại, cất giữ đúng chỗ.

 

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version