Đôi giày thích hợp sẽ giúp trẻ đi giỏi hơn và bảo vệ tốt đôi bàn chân bé nhỏ của con. Vì vậy các mẹ nuôi con cần phải thật kỹ càng khi chọn giày tập đi cho bé. Đừng bỏ qua yếu tố an toàn lúc chọn giày, đề phòng trường hợp bé té ngã hay dẫm phải vật nhọn.

Khi bé bắt đầu chập chững, mẹ nên ngay lập tức sắm cho con đôi giày thích hợp để hỗ trợ việc tập đi cho trẻ. Không phải là những đôi giày mềm mại, đẹp hình thức, mẹ nên chọn giày tập đi cho bé kiểu một đôi giày chống trượt, linh hoạt, có thể bằng cao su và phần mũi giày chắc chắn. Để ngăn ngừa mọi tai nạn có thể xảy ra, chẳng hạn dẫm phải mảnh vụn sắc nhọn, chọn giày cho bé tập đi phải đủ “kiên cố”.

Chọn giày tập đi cho bé phải đủ “kiên cố”

Tuy nhiên, khi bé tập đi ở trong nhà hoặc trên bề mặt an toàn, mẹ vẫn có thể cho bé đi tất hoặc giày mềm, hoặc đi chân trần. Tập đi bằng chân trần sẽ giúp bàn chân bé linh hoạt hơn.

Lưu ý: Chân của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, không vững chãi như chân người lớn. Nếu lòng bàn chân bé quá bằng, hoặc ngón chân ngoắc vào hay ra khi đi, mẹ nên tư vấn ý kiến của bác sĩ để chữa kịp thời các vấn đề về chân khi bé còn nhỏ để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

1. Các loại giày cho trẻ

  • Đế cứng vs Đế mềm: Đế mềm có thể làm bé trượt ngã. Thông thường, đế cao su chống trượt hỗ trợ bé đi tốt hơn.
  • Giày thể thao vs Giày boot: Thể thao giúp chân bé phát triển đúng hướng hơn, không làm chân bé bị bức bí.
  • Giày rẻ vs Giày đắt: Chân trẻ phát triển rất nhanh về chiều dài lẫn chiều rộng, vì vậy mẹ có thể mua cho con một đôi giày phù hợp giá vừa phải.
  • Giày bít mũi vs Giày hở mũi: Giày hở mũi không đảm bảo an toàn cho bé đang tập đi. Vì vậy, bít mũi vẫn tốt hơn. Khi trẻ hơn 2 tuổi, mẹ mới có thể sắm sandal cho con.
Khi chọn giày tập đi cho bé, nên chọn loại bít mũi

2. Một số lưu ý khi chọn giày cho trẻ tập đi

  • Ưu tiên các loại giày tập đi cho bé có chất liệu nhẹ, thoáng khí. Da mềm là tốt nhất. Tránh mang giày da cứng, chất liệu nhựa tổng hợp có thể cản trở sự phát triển của chân trẻ.
  • Giày chọn mua nên gập hoặc bẻ cong linh hoạt được.
  • Kiểm tra sự phù hợp: Mang giày cho bé, đỡ bé đứng dậy. Giày vừa khi bạn có thể để vừa ngón tay út giữa gót chân của bé và gót trong giày, một ngón tay cái tính từ ngón chân bé và mũi giày. Chân bé phát triển rất nhanh, mẹ nên kiểm tra hằng tháng để thay giày kịp thời cho bé.
  • Nên mua giày cho bé vào buổi chiều tối, vì bàn chân của trẻ thường lớn hơn vào cuối ngày. Giày mua buổi sáng có thể chật khi mang vào buổi tối.
  • Hạn chế mua giày cột dây khi bé mới tập đi, giày xỏ ra xỏ vào giúp bé dễ nhận biết cách tự mang và cởi giày hơn

Mẹ lưu ý những cách chọn giày tập đi cho bé ở trên để bé có đôi giày vừa chân nhất và cách chăm sóc con phù hợp nhất nhé.

​Theo mecuteo.vn

Share.
Exit mobile version