Không một trẻ nào có thể miễn dịch với tất cả các loại bệnh, đặc biệt là về đường hô hấp, tiêu hóa, ngoài da. Vì thế, mẹ nên chăm sóc trẻ thật chu đáo, kiểm tra cơ thể trẻ thường xuyên để không phát hiện bệnh quá trễ.

Đây là những bệnh rất phổ biến, dễ khiến các bà mẹ chủ quan, xem nhẹ nhưng thực ra lại tiềm ẩn nhiều tác hại to lớn:

Sốt virus

Trẻ mầm non không thể tránh khỏi các bệnh về đường hô hấp vì thường phải chơi chung, ăn gần nhau, ngủ cùng và dùng đồ chơi tập thể. Sốt virus là một trong số những bệnh trẻ mầm non thường gặp nhất trong số các các bệnh về đường hô hấp. Các bệnh như sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… đều do lây nhiễm virus và để lại nhiều hậu quả nặng nề nếu tình trạng bệnh bị biến chứng.

Con yêu đi nhà trẻ nên khó lòng quản lí chặt chẽ những món đồ trẻ cho vào miệng như ở nhà nên việc phòng bệnh trở nên khó khăn. Phụ huynh vì thế càng phải quan sát kỹ con mình để kịp thời phát hiện những biểu hiện bệnh và cứu chữa kịp thời.

Nếu thấy con yêu mệt mỏi, sốt cao trên 38 độ, đau đầu… thì người lớn cần cho trẻ gặp bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm. Tuyệt đối không chủ quan, tự chữa tại nhà sẽ dẫn đến những biến chứng khôn lường.

Suy dinh dưỡng

Bạn hàng ngày phải vật vã để ép trẻ ăn nhưng vẫn không có hiệu quả, trẻ lại càng còi cọc, yếu ớt, nhẹ cân – đó chính là biểu hiện của suy dinh dưỡng.

Trẻ biếng ăn cần được khám bác sĩ để kích thích ăn ngon miệng – Các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng cho con ăn đã đủ chất, bổ dưỡng và hợp khẩu vị chưa. Nếu đã đủ mà trẻ vẫn không chịu ăn hoặc ăn mà không hấp thu được thì cần dẫn con yêu đến bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa Nhi. Phụ huynh không nên xem thường việc trẻ nhẹ cân vì suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến thể lực, tầm vóc, trí não của trẻ sau này.

Trẻ suy dinh dưỡng cần được theo dõi chặt chẽ bằng các bảng đánh dấu chiều cao, cân nặng tại nhà để có chế độ ăn uống lí tưởng.

Nhiễm giun sán

Hầu hết trẻ em tuổi mầm non đều bị nhiễm giun vì môi trường xung quanh không thể nào tiệt trùng 100% được. Bạn chỉ có thể đề phòng bằng cách vệ sinh cá nhân cho trẻ và hạn chế tác hại của việc bị nhiễm giun bằng cách tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần, đồng thời vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi và thức ăn của con yêu.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp trẻ hạn chế nguy cơ nhiễm giun sán – Các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non

Việc tẩy giun không được tùy tiện đối với trẻ dưới 2 tuổi nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trẻ trên 2 tuổi được phép tẩy giun tại nhà, 1 liều duy nhất 500mg.

Ngoài những bệnh này, trẻ mầm non còn hay mắc phải bệnh đau mắt, dị ứng, sởi, thủy đậu, phát ban, mề đay… Mẹ bỉm sữa nên tự trang bị kiến thức đầy đủ để phát hiện kịp thời các biểu hiện bệnh và đưa trẻ đi bác sĩ.

Share.
Exit mobile version