Với con trẻ 2 tuổi, bên cạnh việc nuôi con phát triển về thể chất, đảm bảo dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, bố mẹ còn phải lưu tâm việc dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời, ngoan ngoãn và dần hình thành nhân cách ban đầu của trẻ.

Trẻ em 2 tuổi rất thích khám phá thế giới xung quanh, chưa nhận biết được đúng sai, tốt xấu nên chưa thể hiểu rõ được cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Các bà mẹ “bỉm sữa” chỉ ra rằng, chính thái độ, ánh mắt và tình cảm của bố mẹ, những người gần gũi với bé, có thể chuyển tải được thông điệp mà không cần phải la mắng, con vẫn ngoan và nghe lời.

Hiểu và tôn trọng độ tuổi của trẻ

Giai đoạn 2 tuổi là giai đoạn bé ham thích khám phá xung quanh. Bé luôn tìm kiếm và thắc mắc về mọi thứ. Giai đoạn này bố mẹ phải quan sát con trẻ, nhận biết những hành vi, biểu hiện bất thường hay không mong muốn của trẻ và xử lý, giúp trẻ vượt qua thử thách của lứa tuổi và phát triển toàn diện.

Bé rất dễ nổi giận, quấy phá nếu ai ngăn cản bé tự do khám phá. Khi dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời, bố mẹ hãy luôn tỏ ra đứng về phía bé. Điều này giúp bé nhận biết rằng bố mẹ luôn ở “phe” con, luôn muốn để con làm điều con thích. Song song với đó, giúp bé nhận thức được việc làm của mình, điều gì nên làm, điều gì không nên làm.

Hãy trò chuyện chân thành để trẻ hiểu lí do của việc nghe lời bố mẹ chứ không nên ép buộc con

Tuyệt đối không xem con là trung tâm rắc rối hoặc tức giận, quát nạt con, kể cả lúc con làm bố mẹ xấu hổ trước mọi người. Trong những trường hợp bé quấy khóc, không nghe lời, bố mẹ nên chọn cách “đánh trống lảng” để chấm dứt sự tập trung chú ý của bé vào sự việc mà bé đang làm.

Hạn chế để trẻ nổi giận và xung đột

Ở giai đoạn 2 – 3 tuổi, trẻ rất dễ bị tổn thương nếu bị la mắng. Nếu trẻ bị la mắng sẽ thường nghĩ nguyên nhân là mẹ không thương bé hoặc mẹ quan tâm em nhiều hơn bé. Bé dễ rơi vào tổn thương và trốn ở góc phòng, trở nên lì lợm và không nghe lời. Nếu vào trường hợp này, bạn nên nhẹ nhàng quan tâm bé, tránh la mắng, giải thích cho bé hiểu tình cảm gia đình. Bên cạnh đó, hãy tạo cơ hội để bé giao tiếp và bày tỏ yêu thương với mọi người trong gia đình nhiều hơn. Nếu bé bày tỏ thái độ giận dữ, không nghe lời, bạn hãy dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời bằng cách thể hiện tình cảm với bé và hướng việc cùng bé giải quyết vấn đề.

Hãy kiên nhẫn với trẻ con 2 tuổi, nếu bạn la mắng, bé sẽ bắt chước và thực hành giống bạn. Đồng thời, con sẽ định hình trong đầu rằng có thể chấm dứt mọi việc, đạt được thứ mình muốn bằng cách giận dữ và la mắng.

Bố mẹ nên hạn chế la mắng con mà chưa lí giải về lỗi sai của bé

Trao quyền cho trẻ và đặt ra giới hạn để trẻ biết nghe lời

Bố mẹ hãy dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời bằng cách hướng trẻ trong những giới hạn và trao cho trẻ quyền được lựa chọ. Trẻ sẽ quen với việc không đòi hỏi những việc làm, những hành động theo bản năng của mình.

Ví dụ: “Đi về nhà hoặc con chơi với bạn nhưng không được đánh bạn”; để bé chọn bộ đồ mặc đi học hôm nay trong 2 bộ bạn đưa ra; để bé chọn ăn chuối trước hay ăn mì ống trước trong bữa ăn mà không ảnh hưởng đến thực đơn của bé,…

Thỉnh thoảng, bạn cũng nên cho bé khoảng trời tự do lựa chọn điều bé thích, nếu bé quá sa đà, bạn hãy đưa ra thời gian và tập để bé nhận thức về thời gian. Ví dụ, bé đang sa đà tô màu nhưng đã đến giờ đi ngủ, bố mẹ có thể cho giới hạn thời gian: “Con chơi thêm 5 phút nữa rồi mình đi ngủ nhé!”. Trẻ con có thể không định hình được thời gian 5 phút là bao lâu, nhưng hoàn toàn nhận thức được rằng đã đến giờ đi ngủ, bé chỉ chơi thêm được chút xíu nữa thôi.

Tập cho bé nhận thức và biết cách cư xử tốt

Khi dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời, hãy khen ngợi con trẻ bất cứ khi nào trẻ ngoan và hoàn thành phần việc bạn yêu cầu, hãy chỉ ra những gương làm việc tốt để bé học theo. Ví dụ những nhân vật trong truyện cổ tích, những tình huống nhân vật giúp đỡ bạn bè trong truyện thiếu nhi. Hãy tạo ra những tình huống để bé tưởng tượng và hướng bé chọn cách giải quyết, cách cư xử phù hợp.

Bố mẹ lưu ý khi dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời, việc kỷ luật hay thực hiện hình phạt cho trẻ 2 tuổi là hoàn toàn không nên. Việc này rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Bố mẹ nên chọn giải pháp vỗ về bé, yêu thương bé, giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, học cách cư xử tốt mỗi ngày là cách tốt nhất để giúp bé vui vẻ và biết nghe lời bố mẹ.

Tạo thói quen, tập dần cho trẻ những hành vi, cư xử tốt, bố mẹ nên có thái độ rõ ràng bằng cách khi bé “tham khảo ý kiến”. Để dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời, bố mẹ hãy lắc đầu, ra dấu không được làm nếu bé không “chuẩn” hoặc gật đầu, mỉm cười, động viên nếu bé làm đúng. Từ đó, bé hình thành được nhận thức đúng sai, tốt xấu, tạo thói quen tốt cho cả trẻ và người lớn để trẻ bắt chước theo. Dần dần, bé sẽ hoàn toàn nghe lời bố mẹ vì bé biết rằng bố mẹ luôn là người cùng “phe” với mình.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version