Khả năng ngôn ngữ của trẻ 20 tháng tuổi có sự tiên bộ rõ rệt cả việc bắt chước giọng điệu, hiểu ý nghĩa của các từ mà cha mẹ nói và biết cách ghép các từ với nhau. Một điều rất dề nhận thấy là bạn có thể sai trẻ làm được nhiều việc bởi trẻ đã biết thêm được nhiều thứ.

Cha mẹ không nên bỏ qua giai đoạn học nói này của trẻ. Cha mẹ hãy kích thích trẻ bằng cách chơi các trò chơi hoặc đọc sách. Đây không chỉ là giai đoạn giúp trẻ học nói mà còn là cơ hội để dạy trẻ biết đến kỷ luật cũng như tự giúp đỡ bản thân.

Các phát triển chung của trẻ ở tháng thứ 20

• Trẻ có thể đi lùi và quay người một cách thành thạo. Khi đi lên cầu thang trẻ không còn bò nữa nhưng chỉ có thể bước đi nêu có người dắt tay, nếu không có ai giúp trẻ sẽ sử dụng cách bò. Trẻ có thể chạy thạo hơn, thích chạy hơn đi, nhưng dáng chạy vẫn hơi cứng và đôi khi có thể bị ngã. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển các phần cơ lớn bằng cách cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi cầm tay trẻ kéo cho trẻ ngồi lên, từ ngồi chuyển sang đứng rồi lại nằm xuống như cũ, mồi ngày có thể thực hiện khoảng 6 – 7 lần. Hoặc bạn có thể cho trẻ chơi trò chơi theo mệnh lệnh như ngồi xuống, đứng lên, chạy tại chồ…

• Trẻ dùng tay thạo hơn, nhưng vẫn chưa biết cách cầm bút chì và thanh màu sáp đúng cách, cha mẹ hãy tập cho trẻ cầm, nắm, hoặc vuốt để cho các cơ tay của trẻ khỏe mạnh bằng cách chọn những đồ chơi để giúp trẻ luyện sự phối hợp hoạt động giữa tay và mắt như xếp hình vào chồ trống, đất nặn, xếp hình, hộp thả hình cho trẻ chơi. Đây là việc luyện tập cần thiết để chuẩn bị cho bé con sằn sàng cầm bút viết chữ thành thạo hơn khi đi học bởi trẻ chỉ có thể cầm bút viết được khi có sự sằn sàng phối hợp giữa tay và mắt, và điều này phải dựa vào việc luyện tập. Trẻ càng có cơ hội cầm, nắm các đồ vật nhiều bao nhiêu, hệ cơ tay của trẻ càng phát triển bấy nhiêu. Sau này trẻ sẽ có thể cầm bút thành thạo, biết dùng đầu ngón tay cái và đầu ngón tay trỏ để cầm bút thay vì dùng cả bàn tay để nắm bút – cách cầm sai và không thuận tiện để viết.

• Có thể dần dần và liên tục rèn cho trẻ tính kỷ luật. Thông thường mọi người thường coi giai đoạn trẻ từ 1 – 2 tuổi là giai đoạn trẻ ngang bướng, thích từ chối, thích chống đối và không chịu làm theo người lớn một cách dễ dàng trừ khi người lớn sử dụng cách đánh lừa trẻ.

Trẻ 20 tháng tuổi vẫn thích từ chối hơn chịu nghe lời, nhưng trẻ sẽ có tính kỷ luật nhiều hơn, chịu nghe lời cha mẹ nhiều hơn và làm theo mệnh lệnh (bảo trẻ làm cái gi trẻ cũng làm theo) với điều kiện đó không phải sự ép buộc, đe dọa. có những đặc điểm này bởi trẻ đã biết và hiểu sự việc xung quanh nhiều hơn, biết phân biệt các sự vật với nhau, biết việc gì nên làm và việc gì không nên làm, điều này phụ thuộc vào việc cha mẹ dạy cho trẻ nhiều hay ít. ví dụ: Trẻ sẽ biết rằng nêu không ăn cơm sẽ bị đói, đến giờ ăn cơm thì phải ăn, nghịch xong phải đi tắm, nêu không tắm sẽ bị bẩn và khó chịu…

Ngoài ra bởi trẻ rất yêu cha mẹ và cũng thích bắt chước cha mẹ, vì thê thật dễ dàng để dạy cho trẻ có tính kỷ luật, biết được điều gì nên và không nên bằng cách làm gương cho trẻ như ăn đúng bữa, ăn xong thì phải lau miệng và rửa tay, chơi đồ chơi xong phải cất gọn vào chỗ cũ…

Cha mẹ giúp được gì cho trẻ

Trong việc tập cho trẻ biết tự giúp đỡ bản thân như tự mặc quần áo, cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc hướng dẫn cho trẻ biết cách cho chân vào ống quần, kéo quần lên. Bạn cứ dạy liên tục, dần dần trẻ sẽ hợp tác khi mặc quần áo. Quan trọng là cha mẹ thường xuyên động viên và khuyên khích trẻ tự cởi cả quần và áo và hãy can thiệp ở mức tối thiểu.

Ngoài ra, bạn cũng nên có thời gian biểu rõ ràng để trẻ dựa vào đó thực hiện hàng ngày. Giờ ăn, giờ ngủ buổi trưa, giờ ngủ buổi tối phải tuân theo đúng lịch trình. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá cứng nhắc, trong một số trường hợp bạn cũng có thể linh động xê dịch chút ít.

Giai đoạn này bạn nên bắt đầu tách cho trẻ ngủ riêng phòng khác bởi nêu càng để lâu sẽ càng khó thực hiện. Bạn cũng đừng quên dạy trẻ cách rửa tay, lau tay, đóng mở vòi nước, tập xát xà phòng và rửa sạch xà phòng, dạy trẻ rửa tay và lau khô trước mồi bữa ăn, cho trẻ đánh răng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ (nhưng bạn phải kiểm tra răng của trẻ và đánh lại một lần nữa cho sạch).

• Trẻ trong độ tuổi này có thể sẽ sợ nước và không chịu tắm, sợ những con chó to và tiếng sủa của chúng, sợ tiếng sấm, sét… song những lời an ủi của cha mẹ sẽ giúp trẻ không còn cảm thấy sợ hãi nữa.

• Thích giúp việc nhà. Trẻ trong độ tuổi này thích làm những việc để mẹ vui lòng và việc giúp mẹ là một hành động cụ thể nhất để chứng tỏ điều này. Bạn không nên bỏ lỡ cơ hội vàng này, mỗi lần làm việc nhà, bạn nên giao trách nhiệm “trợ lý” cho trẻ và mồi lần sai trẻ làm điều gì, cố gắng dùng 2 từ chỉ mệnh lệnh đi kèm với giới từ như “Con lấy giúp mẹ cái thìa ở trong ngắn kéo ra, rồi đặt thìa dĩa lên bàn luôn nhé!”.

• Thích bắt chước cách ăn mặc của người lớn. Trẻ đặc biệt thích giày dép, nhưng cũng có thể sợ một số đồ phụ kiện như kính râm, dây chuyền, tạp dề….

• Thoải mái chơi một mình nhưng phải có mẹ ở bên cạnh. Trẻ thích đi xe 3 bánh, cưỡi ngựa gồ, chơi đuổi bắt, rắn cắn đuôi, nấp dưới gầm bàn, chui qua cống, và đặc biệt thích các loại đồ chơi có cán cầm, thích chơi trò giấu đồ, chơi hộp thả hình và ghép tranh đơn giản. Bạn nên chọn đồ chơi và chơi với trẻ cho phù hợp với nhu cầu của bé.

Khả năng ngôn ngữ

Trẻ 20 tháng tuổi vẫn chỉ nói được những câu ngắn, ghép được 2 từ hoặc cụm từ nối ý nghĩa của 2 sự vật với nhau, ví dụ: Trẻ có thể chỉ vào mũ của mẹ và nói rằng “mẹ mũ” thực ra trẻ muốn nói rằng “mũ của mẹ” hoặc chỉ lên quả bóng ở trên bàn và nói rằng “bóng… bàn”. Tuy trẻ chưa biết cách dùng từ nối, song trẻ cũng đã có thể nói câu có cả chủ ngữ và vị ngữ. Những động từ mà trẻ trong độ tuổi này thường xuyên sử dụng đó la: “đi”, “ngã”, “rơi”, “an”, “ngủ”, “đoi”, “tắm”, “chơi”, “đi chơi”. Ví dụ trẻ có thể nói “Bố đi”, “Mẹ đến”, “Bóng đi” (lăn đi).

Từ tháng thứ 18 đến tháng thứ 20, trẻ sê có sự phát triển mạnh về ngôn ngữ. Trẻ sẽ bắt chước cách sử dụng ngôn ngữ từ mọi người xung quanh, ai nói gì trẻ sẽ nói theo ngay tức thì và cố gắng bắt chước giọng điệu, hành động khi nói. Ngoài ra trẻ còn thích bắt chước người lớn hát và bắt chước điệu bộ của người lớn khi hát. với những trẻ biết nói từ trước khi tròn 1 tuổi, hoặc biết nói sớm, thì đến độ tuổi này trẻ có thể sẽ không bắt chước cách nói hoặc đã qua giai đoạn nói theo người lớn rồi.

Nhìn chung, trẻ 20 tháng sẽ nói được khoảng 12 – 15 từ, một số trẻ có thể nói được nhiều hơn. Trẻ có thể hiểu những lời mà bạn nói với trẻ nhiều hơn rất nhiều những từ ngữ mà trẻ nói ra. Bạn có thể thấy rõ điều này qua việc nói hoặc yêu cầu trẻ làm được khá nhiều việc. Trẻ sẽ hiểu được tâm trạng của bạn khi bạn có giọng nói hoặc sắc mặt biểu thị sự vui mừng, hồi hộp, buồn hoặc trách mắng.

Chơi những trò chơi để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ

Cha mẹ có thể rủ trẻ chơi những trò chơi đơn giản nhằm củng cố và phát triển ngôn ngữ cho trẻ như:

Trò chơi cơ thể của con. Đây là trò chơi mà trẻ đã được chơi từ nhiều tháng trước. Ngoài việc giúp trẻ biết tên các bộ phận trên cơ thể ra, bạn có thể làm cho trẻ cảm thấy thú vị hơn bằng cách yêu cầu trẻ làm theo mệnh lệnh như vồ tay, nhíu mày, nháy mắt, dang tay, dang chân… (cha mẹ nên làm mẫu cho trẻ xem trước).

Trò chơi nghe âm thanh, cha mẹ khuyên khích trẻ nghe những âm thanh khác nhau để trẻ luyện thính giác và phân biệt được các âm thanh khác nhau, từ những âm thanh có trong nhà như tiêng đồng hồ kêu “tích tắc”, tiếng mẹ giã ớt “cộp cộp”… đến những âm thanh ở bên ngoài như tiêng còi xe ô tô, tiêng chuông chùa, tiêng còi xe cứu hỏa… Bạn hãy đưa trẻ đi chơi vườn thú để trẻ biết tiêng của các loài động vật, và giúp trẻ được mở mang tầm mắt.

Trò chơi làm theo mệnh lệnh, cha mẹ hãy bắt đầu bằng những mệnh lệnh đơn giản như “Con hãy đi ra đóng cửa!”, “Ra lấy quyển sách đem vào cho cha đi!” rồi mới phát triển lên thành các mệnh lệnh phức tạp hơn như “Con giúp cha lấy giầy và tất ở trong tủ giày ra đây nào!”. Nêu hiểu được những câu đó, trẻ sẽ làm đúng mệnh lệnh. Điều này chứng tỏ rằng trẻ đã phát triển ngôn ngữ rất tốt

Trò chơi gọi tên đồ vật. cha mẹ hãy dạy cho trẻ biết đồ vật và thường xuyên kiểm tra trí nhớ của trẻ. Bạn có thể làm cho trò chơi trở nên thú vị hơn bằng cách nói tên một đồ vật nào rồi cùng trẻ tìm hình ảnh của đồ vật đó trong sách. Phương pháp này không chỉ giúp tăng cường trí nhớ, giúp trẻ biết được nghĩa của từ mới mà còn tạo cho trẻ thói quen thích đọc sách.

Trò chơi nói những từ gần nghĩa hoặc một nhóm từ cùng loại. Cha mẹ có thể hỏi trẻ rằng “Con có biết hạt gạo không? Gạo có những loại nào nhỉ?” (với điều kiện bạn đã từng cho trẻ nhìn thấy hạt gạo trước đó và đã chỉ cho trẻ biết có những loại gạo là gạo tẻ, gạo nếp…

Phát triển tâm sinh lý

Mặc dù chúng ta phải bắt đầu tập cho trẻ biết và trở thành một người có kỷ luật, nhưng cũng đừng quên rằng phải làm từ từ, từng chút một bởi trẻ vẫn còn quá nhỏ. Đây là thời điểm quan trọng cho việc tạo nền tảng giúp trẻ tự hào về bản thân, được tự chủ. Cha mẹ hãy luôn luôn nhớ rằng trẻ sẽ làm được những gì phù hợp với khả năng của trẻ, và cần phải thừa nhận khả năng của trẻ trong từng giai đoạn.

Cha mẹ thường kỳ vọng hoặc đặt hy vọng quá nhiều vào trẻ, muốn trẻ phải giỏi, phải làm được cái này cái kia. Để giảm thiểu vấn đề này, cha mẹ cần có sự tinh tế, luôn cố gắng hiểu được tình hình, hiểu về từng giai đoạn phát triển của trẻ, hiểu được khả năng của trẻ… Cha mẹ hãy để ý xem trẻ muốn tự làm gì, muốn tự giúp đỡ bản thân hãy để cho trẻ làm, những việc nào quá khó hãy tìm cách giúp trẻ bằng cách để trẻ có cơ hội được tự khám phá.

Những kỳ vọng và sự kiểm soát của người lớn, của xã hội hoặc môi trường sống xung quanh, đặc biệt là xã hội đặt quá nhiều vào trẻ em. cha mẹ muốn thế này nhưng ông bà lại muốn thế khác khiến trẻ cảm thấy bực bội. Đặc biệt trẻ ở độ tuổi này đang hình thành và phát triển tính cách nên rất dễ bực tức, khó chịu nêu bị ngăn cấm, cản trở hoặc bị kiểm soát quá chặt.

Một số trẻ thể hiện thái độ tức giận hoặc bực bội bằng cách khóc lóc, kêu gào, ăn vạ, lăn lộn trên sàn nhà, một số trẻ còn nín thở hay còn gọi là khóc ngất. Trẻ nào thường xuyên có những biểu hiện kể trên thì sau này sẽ trở thành người có tính nết thất thường, dề cáu giận. Nêu việc ăn vạ của trẻ có kết quả, nghĩa là khiên người lớn phải chịu đầu hàng, sau này trẻ sẽ sử dụng cách ăn vạ, khóc ngất liên tục.

Làm cách nào để có thể kiểm soát được cảm xúc của trẻ?

Nhiều khi trẻ muốn làm theo ý mình mà chúng ta không thể cho phép hay để mặc cho trẻ được tự làm theo ý mình. Khi đó trẻ sẽ tỏ ra giận dữ, một số giận đến nỗi ăn vạ, gào thét không nể sợ ai. Nhất là khi đang ở nơi công cộng, trẻ sê biết được rất nhanh rằng cha mẹ vì ngại những ánh mắt của mọi người nên sẽ phải chiều theo ý trẻ.

Khi xảy ra trường hợp như vậy, cho dù ở nhà hay bên ngoài, bạn phải kiềm chê được bản thân trước đã, không mắng mỏ, trách cứ hay đánh trẻ, không bày tỏ thái độ đáp lại mà im lặng ôm trẻ vào lòng, cố gắng chuyển hướng quan tâm của trẻ hoặc vồ về cho trẻ bình tĩnh lại.

Mặc dù trẻ vẫn còn khóc nhưng trẻ sẽ dần dần bình tĩnh hơn bởi trẻ cảm thấy yên tâm rằng bạn không cản trở trẻ mà luôn thể hiện tình yêu thương, an ủi trẻ. Ngược lại, nếu bạn tỏ thái độ khó chịu với trẻ, tình hình sẽ trở nên căng thẳng hơn.

Có thể trẻ chưa hiểu được ngay lý do bạn ngăn cấm không cho trẻ làm những việc trẻ thích, nhưng trẻ cũng hiểu được tình yêu thương, sự an ủi của bạn. Hơn nữa việc bạn kiềm chế được bản thân, không chỉ làm cho trẻ bình tĩnh hơn còn dạy cho trẻ học cách kiềm chế bản thân từ bạn.

Kiềm chế bản thân không có nghĩa là bạn chịu thua trẻ. Bạn phải dứt khoát không cho phép trẻ làm nếu điều đó là không nên, bạn nhất định không được chiều theo dù trẻ mè nheo bởi nếu bạn thỏa hiệp, trẻ sẽ thường xuyên dùng phương pháp này để điều khiển bạn.

Nễu trẻ thường xuyên hờn dỗi, bạn nên để ý xem nguyên nhân xuất phát từ việc những nhu cầu của trẻ có được đáp ứng một cách đầy đủ hay không, hay là do mâu thuẫn giữa bản thân trẻ với môi trường. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên bạn cần xin ý kiến của bác sĩ tâm lý để tìm ra hướng giải quyết triệt để.

Nếu bạn cứ để tình trạng như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý của trẻ. Trẻ sẽ thành một đứa trẻ ngỗ ngược, hay cáu giận, không kiểm soát được tâm trạng của bản thân, vấn để của trẻ cũng ngày càng khó giải quyết hơn.

Bắt đầu biết phân biệt giới tính

Trẻ bắt đầu hiểu sự khác nhau giữa giới tính nam và giới tính nữ, biết ai là “con trai”, ai là “con gái” và sẽ thể hiện những đặc điểm của “bé trai” và “bé gái”.

Các bé gái thường thích chơi những trò chơi mang tính cẩn thận, nhẹ nhàng, thích làm điệu, mặc quần áo đẹp, chọn quần áo để mặc cẩn thận hơn, thích được người khác khen “xinh”.

Còn các bé trai sẽ có những biểu hiện trái ngược hoàn toàn như thích chơi những trò chơi mạnh bạo, thích thể hiện rằng mình là người đàn ông mạnh mẽ.

Khi có người lạ đến chơi nhà, các bé trai sẽ thích thể hiện khả năng về sức lực như nhảy nhót, kéo những đồ đạc nặng, nói to để thu hút sự chú ý và thích khoe khoang.

Việc trẻ có ý thức được giới tính của mình hay không phụ thuộc rất nhiều vào gia đình và môi trường sống, bắt đầu từ sự đối xử khác biệt giữa bé trai và bé gái.

Người mẹ thường cẩn thận và quan tâm tới cách ăn mặc của bé gái hơn bé trai. Trong khi đó người cha thường chơi các trò chơi nhẹ nhàng với con gái hơn là với con trai. Trẻ em sê bắt chước những biểu hiện khác nhau về giới tính của cha mẹ hay người lớn trong gia đình.

Ối… Bé con sờ “chim”

Ngoài việc học cách phân biệt giới tính, trẻ nhỏ cũng đang để ý tới các bộ phận trên cơ thể xem giữa con trai và con gái có gì khác nhau. Một số trẻ sê thích sờ vào bộ phận sinh dục của bản thân và cảm thấy thoải mái, hài lòng, thậm chí còn tới mức gồng mình lên nữa.

Khi nhìn thấy trẻ nghịch cơ quan sinh dục, cha mẹ đừng giật mình hay lo lắng. Bạn hãy đánh lạc hướng sự quan tâm của trẻ, để trẻ chơi những trò chơi khác.

Trẻ ở độ tuổi này thích khám phá cơ thể là chuyện bình thường, nhưng nguyên nhân trẻ thường xuyên nghịch bộ phận sinh dục của mình thường là do chán nản, buồn và mệt mỏi. cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết cho đúng vấn đề.

Cha mẹ cần biết rằng những trẻ bị ngăn cấm không được chơi những trò chơi khác sẽ thường chơi với các bộ phận trên cơ thể mình. Nêu tình trạng này không được giải quyết kịp thời sẽ rất dề trở thành thói quen cho trẻ. chờ tới lúc cha mẹ biết được con ra sao có thể đã quá muộn rồi.

Trò chơi và đồ chơi

Ở độ tuổi này trẻ đã ngồi chơi một mình thoải mái (nhưng mẹ phải ở gần đó), mồi lần được khoảng 15-30 phút. Trẻ thích ngồi trong các đồ chơi có thể di chuyển được như ô tô trẻ em, ngựa bập bênh, xe đạp ba bánh và thích các trò chơi di chuyển như rắn cắn đuôi hoặc chơi đuổi bắt.

bieu-do-phat-trien-cua-tre-o-thang-thu-20-1

Những đồ chơi yêu thích

Đồ chơi yêu thích nhất của trẻ ở tuổi này là những đồ chơi có cán cầm. Trẻ đã biết dùng những đồ chơi có cán để tăng hiệu quả trong việc dùng tay của mình. Đồ vật càng khó cầm bao nhiêu, trẻ càng quyết tâm để sử dụng được nó bấy nhiêu.

Khi trẻ biết cách điều khiển các đồ vật có cán dài như chổi quét nhà, chổi tre được rồi, trẻ sê chỉ tập trung vào việc đang làm chứ không quan tâm tới kết quả ra sao. Trẻ không quan tâm trên sàn nhà có bụi bẩn nhiều tới mức nào hay ngoài sân có nhiều lá cây ra sao.

Nhưng khi quay lại dùng những đồ có cán ngắn như búa đinh, trẻ lại quan tâm đến kết quả của việc đóng đinh, ví dụ khi đóng đinh vào mô hình, trẻ sê cúi xuống nhìn xem bao giờ sẽ có đầu đinh thò ra.

Một số vật có cản khác mà khi sử dụng trẻ sẽ chú ý đến kết quả là: bàn chải đánh răng, lược, thìa, bút lông, thìa múc cát…

Việc đổ nước cho đầy bát, đầy cốc cũng là một công việc mà trẻ rất thích. Trong nhiều tháng liên tiếp trẻ sẽ rất thích thú với việc đổ nước từ một vật này sang một vật khác. Trong khi trẻ thực hiện hành vi đó toàn bộ tinh thần của trẻ sẽ tập trung vào việc trút nước. Trẻ sẽ bắt đầu chú ý đến vật đựng và học cách dừng tay khi thấy nước tràn ra.

Chơi trò giấu đồ

Sự phối hợp giữa mắt và tay của trẻ 20 tháng tuổi đã tốt hơn rất nhiều. Trẻ có thể chơi được cả trò chơi và hài lòng hơn khi liên tục đạt được thành công. Trẻ ở độ tuổi này rất thích chơi trò giấu đồ. Những chiếc hộp thả hình hiện nay được bày bán khắp nơi là một loại đồ chơi bổ ích.

Ngoài việc giúp trẻ luyện khả năng quan sát, chúng còn giúp trẻ thấy thích thú bởi khi thả hình vào, trẻ sẽ không biết nó biến đâu mất, rồi sau đó trẻ sẽ rất vui mừng khi lấy nó ra từ đáy hộp và tiếp tục chơi lại. Khi trẻ thấy thắc mắc không biết khối hình thả vào hộp biến đi đâu sẽ kích thích trí tò mò của bản thân, muốn được tìm tòi, khám phá.

Đôi khi trẻ sẽ chăm chú quan sát việc mẹ cho cơm vào miệng và bắt đầu nghĩ rằng sau khi thức ăn được cho vào miệng rồi sẽ đi đâu hết. Trẻ 20 tháng tuổi cũng rất hay để ý đến bóng của mình.

Đên giai đoạn này, các mẹ nên cố gắng chọn cho trẻ những đồ chơi phù hợp với sở thích của trẻ. Những bức tranh ghép đơn giản cũng làm cho trẻ chơi không biết chán. Trong suy nghĩ của trẻ, việc tìm ra được những mảnh ghép để ghép vào kín bức tranh cũng giống như trò chơi giấu đồ vật.

Khi trẻ đặt mảnh ghép còn thiêu vào bức tranh đang ghép dở sẽ làm cho bức tranh được hoàn thiện. Các mẹ sê rất ngạc nhiên khi thấy trẻ cầm từng miếng ghép lên xoay đi xoay lại để tìm ra đúng chiều ghép cho đúng.

Bạn sẽ nhận thấy trẻ ở độ tuổi này đã biết lập kế hoạch và thực hiện theo kê hoạch đã định sẵn bằng cách thử để ý bạn có thể sẽ bắt gặp khi trẻ múc nước cho đầy gáo nhưng không phải là việc múc nước đổ đi bởi bé sẽ cầm gáo nước đó để dập đám lửa hoặc trẻ sẽ cố gắng tháo kim băng ghim đầu tã ra khi cởi tã. Đây chính là bước đột phá mới trong sự thành công về hành vi và sự sáng tạo của trẻ.

Biết đến “khoảng trống” nhờ các trò chơi

Trong khi chơi xếp hình, lăn bóng, đẩy xe đồ chơi đi xung quanh nhà, trẻ sê biết nhiều hơn vể mối quan hệ giữa các đồ vật với khoảng trống. Trẻ sẽ biết rằng nếu trẻ dạng chân ra để cho quả bóng lăn qua háng thì nó sẽ tiếp tục lăn.

Ngoài ra trẻ cũng nhận thấy rằng bản thân trẻ cũng là một đồ vật giữa những khoảng trống khác nhau. Khi cha chơi trò ghép hình thành hình vòng cung có khoảng trống giống như đường hầm để cho trẻ đẩy chiếc ô tô chạy qua chạy lại, trẻ sẽ rất thích thú, hồi hộp.

Một lát sau, có thể trẻ sẽ đứng lên chui qua háng cha, chui qua gầm bàn… Ở trong khu vui chơi cho trẻ em có rất nhiều loại đồ chơi giúp trẻ hiểu về những khoảng trống như đu quay, cầu trượt, cầu bập bênh, và có khi chỉ là khoảng trống giữa hai hòn đá cũng khiên trẻ thích thú đi qua.

phát triển chung

Chơi trò mặc quần áo và thích làm người lớn

Việc bắt chước cách ăn mặc giống người lớn là việc đầu tiên mà trẻ ở tuổi này muốn làm. về khía cạnh thích làm người lớn, trẻ sẽ lấy quần áo của người lớn ra mặc. Những đôi giày, dép được sử dụng đầu tiên trong việc chơi trò bắt chước ăn mặc.

Việc đi giày dép của người lớn là một cách thể hiện rằng trẻ đã lớn rồi, trở thành người lớn rồi. Ở độ tuổi này trẻ đã biết rằng mình đã là một đứa trẻ chứ không còn là một em bé sơ sinh còn đỏ hỏn mà mẹ phải bế ẳm suốt ngày nữa.

Đối với trẻ, giày dép là một vật dụng rất quan trọng bởi bất cứ khi nào mẹ đổi giày dép mới cho trẻ cũng có nghĩa là trẻ đã lớn hơn rồi. vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi chỉ một thời gian ngắn sau, khi trẻ đã biết nói, mẹ sẽ nghe thấy trẻ cãi nhau với các bạn cùng trang lứa rằng chân ai to hơn. Trẻ con coi độ lớn của giày dép là vấn để quan trọng nhất.

Mặc dù trẻ rất thích bắt chước cách ăn mặc của người lớn, song trẻ vẫn sợ một số đồ phụ kiện như kính râm, dây chuyền… Nguyên nhân có thể là tại thời điểm này, trẻ đã có thêm nhận thức mới về cơ thể mình và không muốn đeo những vật làm cho trẻ trở nên lạ lẫm. có lẽ cha mẹ không thể đoán biết trước được rằng bao giờ trẻ sẽ có những biểu hiện này. Vì thế, cha mẹ phải để ý nhiều hơn một chút.

Thời điểm thích bắt chước cách ăn mặc của người lớn này cũng là độ tuổi mà trẻ cố gắng làm những gì mà trẻ nghĩ sẽ có vai trò quan trọng đối với trẻ. Những việc mà trẻ làm, trẻ chơi đều có liên quan tới những nhu cầu thường xuyên của mình, đó là ăn và ngủ, và trẻ cũng thích mẹ chơi trò giả tưởng này với trẻ.

Trẻ sẽ đắp chăn cho mẹ, xoa lưng, vuốt ve rồi thì thầm “Ngủ ngoan nhé, bé yêu!”. Ngoài ra trẻ còn bắt buộc mẹ phải giả vờ ăn miếng xếp hình hoặc bút chì. Trẻ cảm thấy việc chơi trò giả tưởng như vậy vô cùng hấp dẫn và thú vị, đặc biệt nếu mẹ giả vờ cầm chân, tay trẻ lên ăn, trẻ sẽ bật cười khanh khách thích thú.

Trẻ có thể chơi trò giả vờ như vậy với búp bê như đắp chăn cho búp bê, cho búp bê ăn, uống nước với dáng điệu được bắt chước từ mẹ. Khi trẻ chơi với búp bê, trẻ sẽ không nói nhiều mà tỏ ra đang tập trung lắng nghe và nếu búp bê nói đói rồi, trẻ sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu của búp bê một cách nhiệt tình nhất.

Tất cả những việc mà trẻ làm đểu là việc bắt chước, không phải giấc mơ hay sự tưởng tượng. Nhưng dù sao đi nữa, trẻ cũng bắt đầu dùng cơ thể của mình để làm những việc có nghĩa hơn. Trẻ đã thể hiện sự tự do và sức lực trong các hành động được phản ánh thông qua trò chơi này.

Việc trẻ lặp đi lặp lại những trò chơi này sê giúp trẻ dần dần thấu hiểu được cảm giác của người khác. Nếu anh chị của trẻ bị cánh cửa kẹp vào ngón tay, trẻ sẽ tiên lại dỗ dành, nếu anh chị khóc vì bị bác sĩ tiêm, trẻ cũng sẽ khóc theo.

Nếu trẻ có một bát nước thì trẻ sẽ dùng để trộn với số bột bị rơi ra. Nếu có đất, trẻ sẽ nặn thành quả bóng, nặn thành bánh hoặc đồ vật nào hay hơn thế. Cát, nước, bùn là những đồ chơi rất phù hợp với trẻ trong độ tuổi này (và khi lớn hơn trẻ vẫn chơi được).

Trẻ sẽ hiểu và làm theo mệnh lệnh bởi sự cố gắng của chính bản thân trẻ chứ không phải bởi sự huấn luyện của cha mẹ. Trẻ muốn cất tất cả đồ chơi hay những đồ thuộc quyền sở hữu của mình bằng tinh thần trách nhiệm. Nêu trẻ càng biết rõ đồ vật nào nên để ở đâu, trẻ sê cất dọn đồ đạc vào vị trí của chúng tốt hơn.

Biểu đồ phát triển của trẻ trong tháng thứ 20 phát triển về thể chất các phần cơ lớn

• Biết nhảy về phía trước

• Biết chạy

• Đi lên đi xuống cầu thang, nhưng một tay vẫn phải bám vào lan can

• Ngồi được trên ghê nhỏ nhưng dáng ngồi như trượt xuống

• Biết đá bóng vể phía trước

• Nhặt được các đồ vật dưới sàn lên

• Kéo, đẩy được những đồ vật lớn trên sàn.

Các phần cơ nhỏ

• xếp hình được 5 – 6 lớp

• Ném được những quả bóng nhỏ

• Ghép được những bức tranh đơn giản có từ 2 – 3 miếng ghép

• Biết đóng các nắp hộp hình tròn hoặc hình elip.

Phát triển về ngôn ngữ

• Nói được thêm 12 -15 từ mới hoặc nhiều hơn

• Học cách dùng từ để diền đạt mong muốn của bản thân như “lấy” khi muốn thứ gì đó hoặc “bật” khi muốn bật đèn

• Thích nghe ca dao, bài thơ ngắn của trẻ em

• Cố gắng nói thành câu, biết ghép hai từ

• Chỉ và nói đúng nhiều bộ phận trên cơ thể

• Thích hỏi “cái gì” khi biết rằng mồi sự vật đều có tên gọi riêng của nó.

Phát triển tâm sinh lý

• Có tính sở hữu cao, biểu hiện qua việc giữ đồ chơi hoặc giấu đồ chơi đi khi có trẻ khác đến chơi

• Dành thời gian để xem xét và thích thú với bóng mình trong gương

• SỢ nước, biểu hiện qua việc không thích tắm

• SỢ những con chó to hoặc con chó đang sủa và tiếng sấm sét. Phát triển vể mặt xã hội

• Muốn được người khác quan tâm

• Thích ngồi xe đi chơi

• Thích được đi ra ngoài hoặc đi dạo

• Thích giúp đờ công việc nhà

• Thích cởi quần áo ra và không chịu mặc quần áo

• Thích giúp mẹ mua đồ hoặc nhặt đồ cho vào giỏ.

Phát triển về nhận thức và khả năng của các giác quan

• Biết bắt chước những thái độ đơn giản

• Học những từ mới, kinh nghiệm mới, và sần sàng học hỏi mọi điều

• Biết thả các hình A vào đúng vị trí mà không cần xoay để tìm chiểu cho phù hợp

• Đã vê được đường thẳng

• Nhớ được những đồ vật quen thuộc mà không cần nhìn hoặc cầm trên tay.

Đồ chơi và trò chơi

• Chơi được một mình, nhưng phải có người lớn ở gần

• Thích nghịch đất, nước, cát, bùn…

• Thích ngồi đu quay, cưỡi ngựa gồ

• Thích chơi khối hình lớn

• Thích tự mặc quần áo

• Thích chơi trò giả tưởng, đặc biệt là việc ăn, ngủ

• Thích chơi những đồ chơi có thể tháo lắp được Lịch trình hàng ngày

• Vào ban ngày có thể kiểm soát được hệ thống bài tiết

• Biết đổ nước từ một bát này sang một bát khác

• Tự ăn

• Biết cất đồ chơi vào chỗ cũ

• Thích nhận đồ, cầm đồ

• Tự mặc được những quần áo dễ mặc

• Tự đi dép được nhưng chưa biết cách buộc dây hoặc cài khuy

• Tự rửa tay, lau tay nhưng phải có ngưòi giúp

• Tự đánh răng được nhưng không sạch.

Nguồn ebook : Sổ tay sự phát triển ở trẻ

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version