Trẻ 19 tháng tuổi liên tục vận động, ngoại trừ lúc ngủ. Suốt cả ngày trẻ sẽ làm việc này việc khác, đi đến chỗ này, chạy ra chỗ kia. Tại sao vậy? Nguyên nhân là vì trẻ rất khỏe mạnh và đã phát triển lên nhiều, các hệ cơ trên cơ thể đều phối hợp làm việc một cách thành thục hơn rất nhiều so với những tháng trước.

phát triển chung

Giai đoạn này cha mẹ nên cho trẻ được thoải mái, tự do vận động, để giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân.

Các phát triển chung

• Có tiến bộ trong việc sử dụng đôi tay. Trẻ ở độ tuổi này biết dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái để nhặt các vật nhỏ như hạt nho khô, cúc áo… Song việc điều khiển cơ tay vẫn chưa thành thục, chính vì vậy trẻ làm những công việc tỉ mỉ không được tốt lắm.

Việc nắm, cầm, thả được thực hiện rất tốt. Trẻ có thể cầm được nhiều đồ vật nhỏ như cầm hai miếng xếp hình trong cùng một tay.

Trẻ có thể xếp hình được ít nhất 3 – 4 tầng và cầm những đồ để đựng như ca nước, xoong nhỏ, nhẹ bằng một tay có thể cho những đồ nhỏ vào vật để đựng có miệng hẹp và biết cách đổ ra hay nhặt đồ vật ra ngoài.

• Thích bắt chước người lớn cách sử dụng đồ dùng từ nói chuyện điện thoại, cầm chổi quét nhà đến cầm bút vẽ ngang vẽ dọc trên giấy. Bạn nên để cho trẻ làm những việc này, hoặc thử tìm những đồ dùng trong nhà rồi cải tiến để trẻ bắt chước cách làm. Điều này rất có ích đối với sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, việc bắt chước của trẻ phải liên quan tới mọi người hoặc môi trường xung quanh. Trẻ sẽ bắt chước những sự vật ở gần bản thân và mới xảy ra hoặc mô phỏng theo những hành động mà trẻ được chứng kiên hay quen thuộc.

Việc bắt chước đó không phải vô nghĩa, vô ích, mà đó là hành động nhằm học tập kinh nghiệm và kiên thức mới bằng chính bản thân mình.

• Tự giúp đỡ bản thân được nhiều hơn. Giai đoạn này tuy đã có thể tự cầm thìa xúc thức ăn được rồi nhưng trẻ vẫn thích dùng tay để bốc thức ăn.

Cách đơn giản để giúp trẻ ăn uống gọn gàng đó là đổ sữa mồi lần nửa cốc, không nên lấy đầy bát thức ăn, khi trẻ ăn hết, chúng ta sẽ khen ngợi rồi lấy thêm cho trẻ. Làm như vậy trẻ sẽ cảm thấy thích thú trong việc ăn uống và ăn được nhiều hơn.

• Khi luyện cho trẻ biết tự giúp đỡ bản thân, cha mẹ luôn phải nhớ rằng trẻ vẫn chưa thành thạo trong việc dùng tay và ngón tay để làm công việc đòi hỏi sự tĩ mỉ.

• Khi chúng ta cho trẻ cơ hội được cầm nắm vật gì đó thì đây vừa là việc trẻ đang tự giúp bản thân, vừa là cơ hội để trẻ phát triển các phần cơ nhỏ. Trẻ sẽ không thể học cách tự ăn hay tự giúp đỡ bản thân nêu không nhận được cơ hội và không có sự cố gắng.

• Do đó, cha mẹ cần cho trẻ cả cơ hội lẫn sự động viên tinh thần, đồng thời phải giúp đỡ trẻ trong giai đoạn đầu của việc tập luyện, ví dụ như khi luyện cho trẻ tự xúc cơm, cha mẹ hãy cho trẻ xúc thìa đầu tiên rồi đến lượt bạn xúc cho trẻ thìa tiếp theo.

• Khi trẻ đã thành thạo hơn, bạn sê không phải giúp trẻ nhiều. Mồi lần trẻ làm tốt, không rơi vãi, bạn nên khen ngợi trẻ ngay lập tức, không nên mắng khi trẻ làm rớt thức ăn.

• Có thể kiểm soát được việc bài tiết tốt hơn. Đã bắt đầu đi đại tiện đúng giờ vào ban ngày và nêu muốn đi, trẻ đã biết nói hoặc thể hiện qua thái độ. Trẻ thường không kịp thông báo khi muốn đi tiểu tiện, nhưng trẻ sẽ nói hoặc tỏ thái độ cho biết muốn thay quần vì bị ướt rồi.

• Bạn nên tập cho trẻ biết tự cởi quần, tự múc nước đổ vào bồn cầu hoặc nhấn nút xả nước trong bồn vệ sinh, sự kiểm soát việc bài tiết của trẻ có thể kém đi khi trẻ bị ốm hoặc cần thu hút sự chú ý. Những lúc như vậy, cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, cố gắng giải quyết hợp lý, hiểu và không nên trách mắng trẻ.

• Các nhà tâm lý học trẻ em và các bác sĩ nhi khoa đưa ra lời khuyên rằng: cha mẹ cũng không nên quá hy vọng hoặc quá cứng nhắc trong việc luyện cho trẻ tự kiểm soát hệ bài tiết của mình cho tới khi trẻ đã đủ 2 tuổi, chỉ có một số ít trẻ có thể kiểm soát được việc bài tiết của mình từ tháng thứ 20.

• Sự nóng vội hay ép buộc khi bản thân trẻ chưa sẵn sàng thường nhận được kết quả là trẻ sẽ có thái độ ngang ngạnh, khó dạy bảo, chống đối và cáu giận hơn là biết kiểm soát việc bài tiết.

• Thích tìm ra cách mới trong khi chơi. Trẻ 19 tháng tuổi có thể tự chơi đồ chơi một mình lâu hơn trước, một số trẻ có thể chơi tới 20- 30 phút nếu có mẹ ở gần khu vực đó. Trò chơi mà trẻ ở độ tuổi này ưa thích đó là xếp chồng các đồ vật lên nhau.

• Trẻ đã có sự tập trung đối với những công việc tỉ mỉ nhiều hơn trước. Bạn có thể giúp trẻ bằng cách đơn giản là tìm cho trẻ thật nhiều vỏ hộp sữa, vỏ hộp hoa quả được rửa sạch và không có cạnh sắc nhọn để trẻ tập xếp chồng lên nhau hoặc tìm hộp nhựa có nắp để trẻ thử đóng mở nắp. chỉ cần như vậy thôi, trẻ sẽ vô cùng thích thú rồi.

Cha mẹ có thể giúp…

Cha mẹ nên chọn cho trẻ những loại đồ chơi có kích thước vừa phải để trẻ không thể nuốt được, không dề vỡ, không làm bằng thủy tinh hoặc nhựa giòn, không có cạnh sắc, không có quá nhiều chi tiết và dễ bị tuột ra, không nên có màu sơn độc hại và không nên có dây hoặc chỉ dài hơn 30 centimét bởi có thể trẻ sẽ nghịch khiên những sợi dây đó quấn vào cổ.

Ngoài ra, bạn nên làm những giá để đồ chơi riêng cho trẻ cho gọn gàng, ngăn nắp và giúp trẻ có cảm giác sở hữu. Bạn có thể làm thành từng ô để trẻ phân chia các loại đồ chơi, dễ lấy, dễ cất. Giai đoạn đầu có thể cha mẹ sẽ phải giúp đỡ trẻ, sau đó, khi trẻ đã hình thành thói quen bạn sẽ không phải nói đi nói lại nữa.

Bạn cũng đừng quên đưa trẻ đi chơi ngoài trời như sân chơi trẻ em. Trẻ trong độ tuổi này thích nhất là chơi đu quay, cưỡi ngựa quay, trèo cây, nghịch cát, nghịch nước hoặc cho trẻ đạp xe đạp ba bánh nhỏ để khám phá khu vực quanh nhà.

Khả năng vể ngôn ngữ

Nền tảng ngôn ngữ của con người đều có xuất phát điểm giống nhau cho dù là đứa trẻ thuộc dân tộc hay ngôn ngữ nào, nghĩa là đều bắt đầu từ giai đoạn được gọi là ngôn ngữ bập bẹ (Babbling).

Thời gian này có thể cho trẻ học bất cứ ngôn ngữ nào cũng được mặc dù trẻ không phải là người dân tộc đó. Để có thể phát triển được ngôn ngữ thì phải phụ thuộc vào việc học tập – một công cụ để phát triển trí tuệ của trẻ. Do đó, quá trình học tập ngôn ngữ của trẻ là một quá trình rất quan trọng.

Giáo sư Eric Hawkins thuộc Trung tâm Ngôn ngữ Đại học York của Anh đã nói về quá trình học tập ngôn ngữ của trẻ như sau: “Việc dạy con người trở thành ca sĩ giống như con chim theo tự nhiên phải biết hát”, đối với những người thường xuyên thất bại trong việc dùng ngôn ngữ và lời nói chính là: “ca sĩ chưa qua trường lớp đào tạo thanh nhạc”.

Giáo sư Eric giải thích cụ thể rằng: Nêu trẻ nhỏ thiếu các kích thích từ bên ngoài, thiêu sự giao tiếp với người nuôi nấng, thiêu người làm mẫu trong việc nói và sử dụng ngôn ngữ, những trẻ có thể hát giống như những con chim cất lên tiêng hót, hoặc phát ra âm thanh ê a, a a, pa pa… giống như những trẻ khác sẽ không thể biết nói bởi việc biết nói không tự bản thân trẻ sinh ra.

Bởi vậy, mọi trẻ em đều phải được thực hành nói một cách thường xuyên và liên tục, cần có người chăm sóc có tinh thần trách nhiệm, quan tâm đến việc dạy ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời. Như vậy, trẻ mới phát triển tốt về ngôn ngữ, biết ăn biết nói.

về vấn đề này cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trẻ nào thiêu cơ hội trong việc phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời, đứa trẻ đó thường không thể đạt được và thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Các nhà tâm lý học, các nhà ngôn ngữ học đểu hết sức nhấn mạnh rằng cha mẹ nên nói chuyện với trẻ càng sớm càng tốt, đồng thời kích thích trẻ chuyện trò thường xuyên.

Dạy trẻ nói

Trung bình các trẻ 19 tháng tuổi đã nói được nhiều hơn 10 từ và ít hơn 50 từ. Phần lớn trẻ vẫn sử dụng ngôn ngữ của trẻ sơ sinh, nhưng đã có nhiều tiên bộ hơn, đó là đã nói được nhiều hơn một âm tiết và dùng từ phức tạp hơn, nhưng trẻ thường quên những giới từ như “ngồi lòng” (ngồi trên lòng), “đi mẹ” (đi với mẹ)… Vì vậy, cha mẹ cần sửa lại hoặc dạy trẻ nói cho đúng.

• Khi trẻ nói sai, bạn nên nói lại cho đúng và dạy cho trẻ những từ khác như “ngồi xuống”, “đứng lên”, “trên bàn”, “trong ngăn kéo”, “bên trong”, “bên ngoài”… bằng cách thường xuyên dùng những từ này trong các câu cụ thể.

• Giai đoạn này, trẻ bắt đầu biết tương tác lại lời nói nhiều hơn. Cha mẹ vẫn cần phải nói với trẻ nhiều hơn, sai trẻ làm một số việc nào đó để xem xem trẻ đã hiểu những câu sai khiến đó hay chưa, ví dụ: “Ném quả bóng lại cho mẹ nào!”, “Con đi ra lấy cho mẹ quyển sách ở trên bàn kia đi!”.

• Khi dạy trẻ, chúng ta không chỉ dạy rằng cái này gọi là gì, cái kia gọi là gì, mà phải mở rộng nghĩa cho trẻ hiểu nhiều hơn vể những đồ vật đó. ví dụ: “Đây là ô tô.

• Ồ tô có thể chạy được trên đường nếu chúng ta lái đi. Xe chở chúng ta đi mọi nơi”. Bạn cũng nên chỉ cho trẻ thấy nhiều loại xe như xe ba bánh, xe máy, xe đạp, xe ô tô, tàu hỏa…

• Phương pháp hiệu quả nhất trong việc dạy trẻ hiểu các câu hỏi hay sự việc khác nhau là hãy tạo cho trẻ có trải nghiệm, được tận mắt nhìn, được tiếp xúc trực tiếp với sự vật đó, ví dụ: Khi dạy cho trẻ về “con gà”, chúng ta có thể đưa trẻ đi xem con gà, cho xem những hình ảnh về con gà, cho nghe tiêng gà gáy, bắt chước tiêng gà gáy…

• Khi trẻ đã biết đến các sự vật thông qua việc được tận mắt chứng kiến, được tiếp xúc thường xuyên, trẻ sẽ nhớ được và hiểu ý nghĩa của chúng. Sau đó, chúng ta tiếp tục dạy trẻ những từ khác có liên quan, ví như khi đã dạy cho trẻ biết đến xe, biết xe có hình dạng như thế nào và cũng đã từng được ngồi trên xe (càng nhiều loại xe càng tốt), bạn có thể dạy những từ khác liên quan đến xe như lái xe, xe chạy, chậm, nhanh, lên xe, xuống xe… Dần dần trẻ sẽ biết thêm nhiều từ ngữ có liên quan đến xe.

• Việc dạy trẻ bằng những câu thơ hay bài hát cũng có tác dụng hồ trợ trẻ học nói. Đôi khi, trẻ có thể nhớ và hát theo được.

• Những cuốn sách ảnh dành cho trẻ em cũng là một công cụ trợ giúp đắc lực trong việc dạy cho trẻ nói và biết các từ khác nhau. Hiện nay loại sách ảnh dành cho trẻ em này được bày bán mọi nơi với giá cả phải chăng.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với việc học tập của trẻ

Có rất nhiều nghiên cứu về y học khẳng định rằng chế độ dinh dưỡng có tác động rất lớn đối với việc học tập của trẻ, nghĩa là nêu trẻ em được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì thể chất sê phát triển toàn diện, trí tuệ cũng phát triển tối đa, trẻ sẽ có khả năng học tập tốt. Đặc biệt, khoảng thời gian từ 6 – 30 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển vể trí não.

Bác sĩ Myron Winick – bác sĩ nhi khoa người Mỹ thuộc Bệnh viện New York đã nghiên cứu và chứng tỏ tác động của việc thiếu hụt chất dinh dưỡng đối với sự phát triển và tăng trưởng các tê bào não ở trẻ em, đặc biệt là giai đoạn năm đầu tiên của cuộc đời.

Báo cáo còn chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng thực ra đã có tác động ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, nghĩa là tác động tới sự phát triển về trí tuệ bởi não của trẻ từ 0 – 4 tuổi sẽ phát triển đạt tới 50% sự phát triển trí não của một người trưởng thành.

Do đó, cha mẹ nên quan tâm tới chê độ dinh dưỡng của trẻ, cố gắng hạn chế các loại thức ăn như bánh ngọt, chè ngọt, các loại nước uống có gas bởi nêu ăn quá nhiều những thức ăn kể trên, trẻ sẽ không muốn ăn uống những thức ăn quan trọng như cơm, thịt, trứng hay sữa…

Cha mẹ cần luyện cho trẻ ăn những loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng, không ăn vặt và ăn những thức ăn không có giá trị dinh dưỡng. Đôi khi trẻ bị thiêu hụt dinh dưỡng không phải vì cha mẹ không có tiền mua thức ăn cho trẻ mà nguyên nhân chính là việc cha mẹ đã cho ăn hoặc rèn cho trẻ thói quen ăn những loại thức ăn không có giá trị dinh dưỡng. Khi trẻ thiếu hụt dinh dưỡng, trí não sẽ không thể phát triển tối đa trong giai đoạn này và sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ sau này.

Ngoài việc nuôi dưỡng về thể chất, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, một điều mà chúng ta thường nhắc đi nhắc lại đó là việc cung cấp thức ăn tinh thần cho trẻ, đây chính là việc tạo ra các kích thích hoặc các tác động tích cực, tạo môi trường có lợi cho sự phát triển về trí não của trẻ.

Điều quan trọng là cha mẹ hay những người nuôi nấng trẻ phải luôn luôn dành cho trẻ thật nhiều tình yêu thương bởi tình yêu thương là một món ăn tinh thần không thể thiêu để nuôi dường tâm hồn trẻ.

Những kỷ luật, quy tắc như thế nào sẽ phù hợp với trẻ ở độ tuổi này

Một số bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng việc xây dựng tính kỷ luật cho trẻ là “việc không cho trẻ thực hiện những hành động không phù hợp” hay “bất kỳ phương pháp nào có thể khiên trẻ thực hiện hoặc làm theo điều mà chúng ta muốn trẻ thực hiẹn”.

Điều này có nghĩa là cha mẹ đã quá kỳ vọng vào việc con phải thực hiện theo những quy tắc hoặc yêu cầu mà cha mẹ mong muốn. Vì vậy đã có xu hướng ép buộc một cách khắt khe với trẻ và điểu này ít nhiều sẽ tạo nên mâu thuần với trẻ.

Vậy làm thê nào để tạo dựng được tính kỷ luật với trẻ nhỏ? Đối với vấn đề này, tiến sĩ Dodson – nhà tâm lý học trẻ em đã viết trong cuốn Phương pháp để trở thành cha mẹ tốt như sau: “Nêu bạn muốn tạo dựng tính kỷ luật cho trẻ, thì nên áp dụng phương pháp giúp trẻ thích nghi, thay đổi những hành vi của bản thân để được xã hội thừa nhận và biết kiểm chê bản thân mà không làm mất sự tự hào vể bản thân”.

Cha mẹ nên đặt ra những quy định cho trẻ như sau:

Trẻ nên biết rằng người khác không nên đến tranh giành đồ chơi với trẻ, đồng thời, trẻ cũng không được tranh giành đồ chơi của người khác trừ khi được họ đồng ý và chia sẻ.

Trẻ có thể leo trèo, nghịch ngợm, khám phá đồ vật ở một số nơi nhất định (mà bạn đã quy định từ trước) nhưng không thể đi vào bếp sau đó trèo lên bàn ăn bởi rất nguy hiểm.

Trẻ có thể lấy các đồ chơi của mình ra chơi theo ý thích nhưng cũng phải biết cất dọn vào đúng nơi quy định, không được vứt bừa bãi.

Bạn cần phải tạo một vài quy tắc mà trẻ có thể thực hiện được, nhưng cũng không nên tạo ra quá nhiều quy tắc mà hãy để trẻ dần dần thích nghi với các quy định nhỏ, sau đó và sê tăng dần theo thời gian cho phù hợp.

Bước này mới chỉ là việc uốn nắn ban đầu để trẻ biết cách thích nghi, biết cách kiềm chế bản thân với những người thân, với xã hội là gia đình, sau này trẻ còn phải đi học và biết nhiều hơn về lĩnh vực này từ nhà trường.

Nếu cha mẹ tạo được một nền tảng vững chắc từ trước đó, thì trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi và nhận được sự thừa nhận từ bạn bè và mọi người.

Nhiều trẻ được cha mẹ quá nuông chiều, muốn cái gì là phải được đáp ứng ngay lập tức, không biết chờ đợi, không biết đó là đồ vật của người khác, thì khi đi học, trẻ sẽ gặp nhiều rắc rối với bạn bè. Trẻ có thể đánh, bắt nạt bạn khiến không một ai chấp nhận hoặc muốn chơi với trẻ.

Chiến thuật xây dựng tính kỷ luật cho bé yêu

Tiến sĩ Dodson đã đưa ra những lời khuyên để xây dựng tính kỷ luật cho bé yêu rất đáng chú ý như sau:

1. Nền tảng bước đầu giúp trẻ hiểu được tính kỷ luật hoặc có ý thức trách nhiệm, biết kiềm chế bản thân là trẻ phải có một tâm lý vững vàng. Nghĩa là cha mẹ phải yêu thương và thường xuyên thừa nhận thái độ tự chủ của trẻ, kể cả những khi trẻ làm cho chúng ta phải đau đầu, nêu đó là những hành vi không gây ra nguy hiểm, chúng ta cũng nên thờ ơ với hành vi không tốt đó. Khi trẻ làm được một việc tốt, cha mẹ nên động viên, khen ngợi trẻ kịp thời.

2. Nên có những nội quy và quy tắc rõ ràng trong gia đình để mọi người và trẻ thực hiện theo, song những quy tắc này không nên có quá nhiều. Bạn đừng quên rằng trẻ mới 19 tháng tuổi, không thể nhớ hết được những yêu cầu và quy định phải thực hành theo.

3. Không nên hy vọng rằng trẻ sẽ thành một quý ông hay quý bà lịch lãm tý hon. Chỉ cần trẻ không quá nghịch ngợm dẫn đến nguy hiểm là đủ.

4. Cố gắng đừng chuyện bé xé ra to, hoặc coi chuyện trẻ làm rơi vỡ chiếc cốc vì vừa cầm vừa chạy là một lỗi lớn. Bạn không nên mắng trẻ ngay vì có thể trẻ sẽ giật mình sợ hãi mà hãy nhanh chóng thu dọn và an ủi trẻ trước. Trong khi vổ về trẻ, bạn hãy nói với trẻ rằng: “Con nên cẩn thận, đừng cầm cốc chạy đi như thế nhé bởi vì nó sẽ rơi vỡ. Con nên đi từ từ thôi”. Bạn chỉ nên nói như vậy rồi kết thúc câu chuyện, không nên càu nhàu la mắng trẻ nữa.

5. Cha mẹ nên vui vẻ, không nên quá khắt khe, từ từ chỉ bảo, dạy cho trẻ hiểu. Không có đứa trẻ nào muốn mắc lỗi cả. Nếu người lớn hướng dẫn và cho trẻ cơ hội sửa chữa, trẻ sẽ làm tốt hơn.

6. Việc bạn đánh trẻ có thể sẽ làm trẻ sợ và dừng hành vi đó trong chốc lát, nhưng nó không giúp trẻ biết phân biệt đúng sai, ngược lại còn làm cho trẻ sợ người lớn và phản ứng lại bằng thái độ xấc láo hơn. Cách hay để có thể dừng những hành vi không tốt của trẻ lại là bê trẻ ra khỏi nơi xảy ra sự việc, thay đổi sự chú ý và để trẻ ở riêng một chỗ không được hành động gì.

7. Tiếng la mắng hoặc những câu nói so sánh trẻ với người khác khiến trẻ cảm thấy mình kém cỏi và nghĩ rằng cha mẹ không yêu mình. Nếu bạn muốn trẻ biết được việc nào không nên làm thì nên giải thích ngay khi xảy ra sự việc đó. Việc nói nhẹ nhàng với trẻ sẽ có tác dụng tích cực nhiều hơn.

8. Phương pháp dọa nạt trẻ rằng “không yêu con nữa” sẽ càng khiến trẻ thể hiện sự chống đối, đòi hỏi để lấy lại được tình yêu của cha mẹ mà thôi.

Phương pháp mà tiến sĩ Dodson giới thiệu có thể sẽ không đưa lại hiệu quả 100%, nhưng cũng mong các bậc cha mẹ hãy xem xét cho phù hợp. Tóm lại, cha mẹ là người hiểu con mình nhất, điều cha mẹ cần làm là áp dụng các phương pháp trên một cách nhất quán và bình tĩnh, không nên tỏ thái độ bực tức hoặc la mắng trẻ.

Đôi khi trẻ 19 tháng tuổi vẫn chưa thể kiểm soát được tâm trạng của bản thân. Khi có những thay đổi về lối sống cũng như lịch trình hàng ngày trẻ có thể sẽ khó chịu, bực dọc hoặc không thể kiềm chê được bản thân. Một đứa trẻ đã từng rất ngoan, hiểu chuyện có thể tỏ ra không biết gì hết. cha mẹ phải hiểu và kiên nhẫn trước thay đổi thất thường của trẻ, và đôi khi cha mẹ cũng nên linh động một chút.

Quan trọng là chúng ta phải có thái độ nhất quán với trẻ. Người lớn phải kiềm chê được tâm trạng của bản thân trước thì mới có thể rèn cho trẻ trở thành người có kỷ luật và có thể kiểm chê được tâm trạng của bản thân.

Giữ gìn vệ sinh cho những chiếc răng bé nhỏ của trẻ

Đến thời điểm này cha mẹ nên tìm mua cho trẻ bàn chải răng. Bàn chải của trẻ nên là loại có đầu lông mềm mại. Kem đánh răng cũng nên dùng loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ, không nên quá cay. Phần lớn ở ngoài vỏ hộp kem đánh răng thường ghi rõ là dành cho trẻ bao nhiêu tuổi. Việc phòng ngừa và chăm sóc răng miệng cho trẻ nên được bắt đầu càng sớm càng tốt.

Quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ

Khi nào trẻ mọc đủ 20 chiếc răng, cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp nha sĩ để khám và xin lời khuyên từ bác sĩ trong việc chăm sóc răng miệng, cha mẹ có thể dạy cho trẻ đánh răng đúng cách bằng việc chải mẫu cho trẻ xem sau đó cho trẻ tự chải theo. Tuy nhiên, bạn nên chải lại răng cho trẻ sau khi trẻ chải xong để chắc chắn rằng răng của trẻ đã thật sạch.

Một lưu ý quan trọng là cha mẹ không nên cho trẻ ăn những loại bánh có nhiều đường, nêu ăn thì hãy chải răng hoặc xúc miệng ngay sau khi trẻ ăn xong để phòng ngừa sâu răng. Bạn cũng nên tập cho trẻ nhai những loại thức ăn có chất xơ như rau củ quả bởi ngoài việc giúp cho răng khỏe, chúng còn giúp trẻ phòng chống bệnh táo bón.

Biểu đồ phát triển của trẻ trong tháng thứ 19 phát triển về thể chất

Các phần cơ lớn

• Biết đi lên, đi xuống cầu thang nhưng cần ngưòi dắt

• Biết cúi người hoặc ngồi xổm để nhặt đồ ỏ dưới sàn

• Bước đi từng bước trên thanh gỗ rộng khoảng 5 centimét

• Biết đá trúng trái bóng để trên sàn, không giẫm vào bóng như trước nữa

• Thích leo trèo lên tất cả các đồ vật

• Nếu nghe thấy tiếng nhạc sẽ nhảy múa theo điệu nhạc

• Có thể chạy mà ít khi bị ngã

• Đứng được bằng một chân nhưng phải bám hoặc có người giữ một tay

• Khi đi thường kéo, lôi, đẩy, ném hoặc bê… đồ đạc theo.

Các phần cơ nhỏ

• Đã xếp hình được khoảng 3-4 tầng

• Cầm được hai đồ vật nhỏ trong tay

• Một tay cầm đồ đựng, tay kia nhặt đồ để cho vào hoặc lấy ra khỏi hộp.

Phát triển về ngôn ngữ

• Nói được hơn 10 từ và ít hơn 50 từ

• Thích chơi trò gọi tên các đồ vật nhìn thấy

• Thích xem sách và thích người lớn đọc truyện cho nghe

• Chỉ hoặc sờ đúng được ba hoặc nhiều hơn các bộ phận của cơ thể

• Vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ ê a, nhưng đã bắt chước ngữ điệu trầm bổng giống như khi người lớn nói

• Biết trả lời nhiều hơn

• Ghép được 2 từ.

Phát triển tâm sinh lý

• Cố gắng luyện tập và làm những việc khác nhau để kiểm tra khả năng của bản thân

• Muốn được tự chủ, thích làm những việc chống lại ngưồi lớn. Phát triển về mặt xã hội

• Thích làm những công việc đơn giản trong nhà

• Thu hút sự chú ý của người khác

• Có sự tương tác với việc ôm, hôn

• Thích thú với việc được thay đổi môi trường.

Phát triển về nhận thức và khả năng của các giác quan

• Học cách sử dụng các đồ dùng (ví dụ: búa dùng để đóng, dao dùng để thái, bút chì dùng để viết…)

• Bắt chước những hành động đơn giản của người lớn

• Vẽ tranh (nguệch ngoạc) bằng bút chì màu.

Lịch trình hàng ngày

• Muốn được tự đánh răng

• Biết kéo khóa

• Muốn được tự mình làm các việc, đồng thời cũng muốn được người lớn giúp (như cởi áo, kéo khóa, đóng cúc quần áo, đi giày dép…)

• Biết rửa và lau tay nêu có người giúp

• Dùng thìa xúc được một chút thức ăn vào miệng.

Nguồn ebook : Sổ tay sự phát triển ở trẻ

Share.
Exit mobile version