Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng do vi khuẩn ciotridium tetani gây nên. Vi khuẩn này thường thấy trong đất cát nông trại và vườn, trong kim khí gỉ sắt và thường xâm nhập vào cơ thể qua một vết đứt.

Vi khuẩn ioại này sinh sống trong môi trường nghèo ôxygen (do vết đứt đâm sâu vào da tạo nên), sản sinh một loại chất độc khiến cho cơ bắp của cơ thể co iại (một độc tố không kiểm soát được).

bệnh uốn ván

Các cơ bắp ở quai hàm bị ảnh hưởng trước tiên, do đó người ta còn gọi là bệnh “cứng hàm”. Hiện tượng co cứng này sẽ tiếp tục ở các cơ bắp còn iại trên toàn thân. Các triệu chứng này của bệnh uốn ván có thể xảy ra từ một tuần đến vài tháng sau khi bị thương.

Bệnh uốn ván lây truyền như thế nào?

Bệnh uốn ván không iây truyền từ người sang người. Người có thể bị nhiễm uốn ván khi vết thương hoặc vết cắt bị nhiễm bẩn. Tác nhân gây bệnh thường phát triển trong vết thương sâu do đinh, dao, mảnh vụn của gỗ bẩn và động vật cắn.

Người phụ nữ có thể có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu dùng dụng cụ bị nhiễm bẩn khi sinh hoặc nạo thai. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm bẩn nếu dụng cụ dùng để cắt rốn, chăm sóc rốn hoặc tay của người đỡ đẻ không sạch.

Trẻ nhỏ cũng có thể bị bệnh khi dùng các dụng cụ bẩn cắt bao qui đầu, rạch da và đắp những vật không sạch vào các vết thương.

Những dấu hiệu và triệu chúng của bệnh là gì?

Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao.

Ở trẻ em và người iớn cứng cơ hàm à dấu hiệu đầu tiên của bệnh uốn ván. Tiếp theo là cứng cổ, khó nuốt, co cứng cơ bụng, cơ co thắt, vã mồ hôi và sốt.

Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu khi sinh. Bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh, trẻ không bú được và tiếp theo là co cứng và co giật, hầu hết trẻ thường tử vong.

  • Các cơ bắp cứng và gồng, thoạt ưên hiện tượng này xảy ra ở xung quanh hàm và miệng.
  • Đau họng.
  • Khó nuốt và khó thở.

Biến chứng của bệnh uốn ván là gì?

Co thắt và co giật các cơ, có thể gãy xương sống hoặc các xương khác. Rối ioạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác có thể xảy ra. Tử vong cao ở trẻ nhỏ và người già.

Chăm sóc và chữa bệnh uốn ván:

Bệnh uốn ván ở mọi iứa tuổi cần phải điều trị cấp cứu tại bệnh viện.

  • Bệnh uốn ván rất nghiêm trọng, và có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, bạn hãy cho trẻ đi đến bệnh viện ngay để được xử iý kịp thời khi bạn nghi ngờ trẻ bị bệnh uốn ván.
  • Luôn iuôn xem kỹ bất cử vết thương nào của trẻ xem nó có sâu và dơ bẩn không. Hãy rửa kỹ vết thương bằng một dung dịch sát trùng hay nước xà bông, cố gắng rửa sạch đất cát ở vết thương.
  • Hãy đưa trẻ đi tiêm phòng uốn ván. nếu mũi tiêm cuối cùng mà trẻ nhận được đã qua sáu tháng rồi.
  • Nếu trẻ kêu bị cứng cơ bắp, đặc biệt ià ở hàm và ở cổ, hãy đưa ngay trẻ đến bệnh viện.
  • Hãy cho trẻ tiêm phòng bệnh uốn ván.

Phòng bệnh uốn ván như thế nào?

Để phòng bệnh uốn ván sơ sinh, trẻ nhỏ tiêm vắc xin DPT hoặc DT và người iớn tiêm Td/uv.

Để phòng bệnh uốn ván sơ sinh cần tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và nữ sinh đẻ. Tiêm vắc xin uốn ván sẽ phòng được uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho con.

Thực hành đẻ sạch đặc biệt quan trọng trong khi người mẹ sinh con, ngay cả khi người mẹ đả được tiêm vắc xin phòng uốn ván. Những người đả mắc uốn ván không có miễn dịch tự nhiên vì vậy cần thiết phải tiêm chủng.

Cẩm nang chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi đúng chuẩn khoa học

Nguồn Ebook : Triệu chứng và điều trị bênh ở trẻ em

Bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế chuẩn đoán của bạn sĩ

Bạn có thể mua sách để ủng hộ tác giả và NXB

Share.
Exit mobile version