Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là bệnh gì?

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng ruột già do vi khuẩn gây nên. Căn bệnh này sẽ khiến trẻ tiêu chảy liên tục. Khi trẻ đi tiêu sẽ có dịch nhầy và máu. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ. Bệnh có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Ba mẹ nên lưu ý đến triệu chứng, cách đề phòng và chữa trị cho trẻ để con được khỏe. Nhất là khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ cần biết cách để chữa trị kịp thời.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em sẽ sớm khỏi nếu được điều trị kịp thời

Nguyên nhân trẻ bị mắc bệnh

  • Bệnh có thể dễ xảy ra sau khi trẻ sơ sinh mọc răng. Lúc này trẻ hay bị đau, chán ăn. Từ đó hệ tiêu hóa có sự thay đổi, dẫn đến phân lỏng, chảy nước.
  • Thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra bệnh kiết lỵ ở trẻ em. Một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.
  • Việc cho trẻ ăn thức ăn, đồ uống không sạch, không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ ở trẻ em.
  • Trẻ có thể bị lây nhiễm bệnh kiết lỵ từ các nguồn như thức ăn, nước uống, rau quả… bị ôi thiu. Các loài động vật mang mầm bệnh như chó, mèo, ruồi… có thể gây bệnh cho trẻ.
  • Con dùng tay bị dơ bẩn bốc thức ăn, cũng có thể khiến vi trùng gây bệnh vào cơ thể gây ra bệnh.

Triệu chứng và tác hại của bệnh kiết lỵ

Trẻ mắc bệnh kiết lỵ sẽ bị đại tiện nhiều lần. Thậm chí không muốn rời bồn cầu vì sẽ luôn cảm thấy muốn đi ngoài. Bụng sẽ quặn đau mỗi lần đại tiện. Phân ít, dạng lỏng, có lẫn với dịch nhầy, máu tươi, bọt hơi.

Ngoài ra, trẻ bị kiết lỵ có thể có một số triệu chứng khác mà ba mẹ nên lưu ý:

  • Con có thể sốt nhẹ, đau quặn bụng.
  • Trẻ có thể nôn ói, sôi bụng.
  • Bé mệt mỏi, khó chịu, lừ đừ.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em chuyển biến khá nhanh và khá nghiêm trọng. Nếu tình trạng tiêu chảy của trẻ kéo dài, trẻ sẽ bị mất nước. Từ đó dẫn đến các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, lồng ruột, viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa… rất nguy hiểm cho trẻ.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em có thể gây nguy hiểm cho trẻ

Làm gì khi con mắc bệnh kiết lỵ?

Bạn không nên chủ quan mà tự chữa trị bệnh cho trẻ. Khi trẻ bị kiết lỵ, điều đầu tiên bạn cần làm là đưa con đi khám bác sĩ ngay.

Có thể bạn cũng sẽ không xác định rõ ràng được là trẻ có phải mắc bệnh kiết lỵ hay không. Hãy đưa con đến bác sĩ ngay khi bạn thấy trẻ đau bụng, đi ngoài thường xuyên. Trong phân lỏng có dịch nhầy, thậm chí lẫn cả máu. Bệnh kiết lỵ kéo dài bao lâu là còn tùy vào ba mẹ có giúp trẻ được điều trị đúng cách kịp thời hay không.

Việc trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em càng sớm sẽ càng tốt. Nhằm giúp con tránh các biến chứng như mất nước. Nếu trẻ bị nghiêm trọng, hãy cho bé nhập viện để truyền dịch nhằm bù nước cho trẻ.

Phòng bệnh cho con

Để tránh bệnh ở trẻ, bố mẹ lưu ý:

  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi
  • Nhắc nhở con rửa tay trước khi ăn.
  • Giữ vệ sinh cơ thể trẻ và môi trường sống sạch sẽ
  • Thức ăn cần được đảm bảo vệ sinh, tránh dơ bẩn, ruồi nhặng…
  • Chăm sóc sức khỏe tốt để nâng cao khả năng miễn dịch ở trẻ

Kyna.vn

Share.
Exit mobile version