Ho gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp. Bệnh này do khuẩn bordatella pertussis gây nên khiến các khí quản trở nên tắc nghẹt vì chất nhớt. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng chính của bệnh là cơn ho đặc biệt.

Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Dịch ho gà xảy ra theo chu kỳ 3 – 5 năm, không theo mùa rõ rệt. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp giữa người với người.

Bệnh ho gà

Cường độ lây mạnh nhất trong giai đoạn viêm long và giảm dần từ tuần thứ 3 sau khi bắt đầu có giai đoạn ho cơn. Người là vật chủ duy nhất mang mầm bệnh.

Bệnh thường lầy do tiếp xúc lầu, chẳng hạn như trong gla đình (70 – 100%), tại trường học (25 – 50%). Không có tình trạng mang mầm bệnh mạn tính.

Miễn dịch từ mẹ truyền sang cho con rất yếu nên trẻ sơ sinh nếu gặp phải nguồn lây thì có thể mắc bệnh ngay trong những tuần lễ đầu. Trong khi đó, miễn dịch chủ động tuy kéo dài nhưng có thể giảm dần theo thời gian. Do đó việc tiêm nhắc lạl là điều rất cần thiết để hạn chế nguồn lây bệnh.

Ho gà là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đốl với trẻ em, đặc biệt là ở những trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Ho gà bắt đầu bằng chứng ho như chứng cảm thường. Chứng ho trở nên trầm trọng hơn bằng những cơn co giật từng hồl làm trẻ khó thở. Khi trẻ thật sự gắng sức hít hơl vào giữa những cơn ho (mỗi cơn có thể kéo dài tớl cả phút) thì có một tiếng “ót” đặc biệt phát ra khl một làn không khí được hít luồn qua khe thanh quản phù nề.

Các khó khăn về hô hấp còn lớn hơn nữa, đối với trẻ, có khl không bao giờ phát sinh ra được kỹ năng “gáy ót” để đưa không khí vào tớl phổi, điều này có thể gây nguy hại tính mạng. ĐÔi khi chứng nôn mửa xảy ra sau một cơn ho. Giai đoạn ho của bệnh ho gà có thể kéo dài tớl mươi tuần lễ.

Ho gà là một trong những bệnh nghiêm trọng đặc biệt đối với trẻ vì nó có thể gây nên tình trạng thiếu ôxy trong cơ thể. Nếu chứng nôn mửa trầm trọng có nguy cơ làm mất nước trong cơ thể bé. Một đợt ho gà trầm trọng có thể sinh ra những bệnh nhiễm trùng phế quản lặp đi lặp lại.

Các thời kì của bệnh ho gà

  • Thời kỳ nung bệnh: 7-10 ngày. Giai đoạn này bệnh nhl thường hoàn toàn yên lặng, khó xác định vì không biết một cách chính xác trẻ bị nhiễm bệnh.
  • Thời kỳ viêm họng: 2 tuần đầu: Bệnh bắt đầu từ từ bằng triệu chứng ho khan, mới đầu về ban đêm, sau cả ngày và đêm, và cơn ho tăng dần. Có thể sốt nhẹ, sổ mũi.
  • Thời kỳ ho cơn: Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 5. Ho cơn dài, mạnh rồi thở vào co rít như tiếng gà gáy. Mặt đỏ tĩnh mạch cổ nổi, chảy dãi rớt hay nôn ra thức ăn. Sau cơn ho, bệnh nhi mệt lả. ở trẻ đã được tiêm vắcxin chống ho gà. nếu mắc ho gà, cơn ho nhẹ và không có ho rít.
  • Thời kỳ lui bệnh: Từ tuần lễ thứ 5 trở đi. Ho cơn bớt dần, nhưng trong nhiều tuần lễ trẻ vẫn còn những cơn ho nhưng không có ho rít.

Triệu chứng của bệnh ho gà:

  • Cảm, sốt, sổ mủi, đau nhức
  • Ho nhiều, với tiếng “ót” đặc biệt sau khi đứa trẻ gắng sức hít hơi vào.
  • Nôn mửa sau một cơn ho.
  • Không ngủ được vì ho.

Tuần thứ nhất:

–    Triệu chứng ho và cảm thông thường.

Tuần thứ hai:

– Ho nặng hơn với những cơn ho kéo dài tới 1 phút, lặp lại nhiều lần, sau cơn ho trẻ phải gắng sức mớl thở được.

–    Nếu trẻ khoảng 18 tháng tuổi, trẻ có thể học cách cố gắng hít vào với tiếng “ót” cuối cơn.

–    Ói mửa sau cơn ho.

Tuần thứ 3 đến tuần thứ 10:

–    Bớt ho nhưng có thể ho tệ hơn nếu trẻ bị cảm.

–    Trẻ ít có nguy cơ lây nhiễm bệnh sau tuần thứ ba.

Chăm sóc và điều trị người bị bệnh ho gà:

  • Nếu trẻ đang trong cơn ho. hãy nâng trẻ ngồi dậy, glữ cho trẻ hơi nghiêng về phía trước và cho trẻ khạc nhổ đờm nhớt vào một cái chậu hay bô nhỏ. Sau đó, bạn hãy rửa sạch chậu hay bô này bằng nước sôi để tránh cho bệnh nhiễm trùng lây lan.
  • Nếu trẻ nôn mửa sau một cơn ho. hãy cho trẻ ăn những bữa ăn nhỏ. uống những lượng nước nhỏ. Làm như vậy. trẻ có thể giữ được một chút thức ăn trong cơ thể và không bị mất sức. Đừng để cho trẻ chơi quá sức trong thời gian hồl phục. Gắng sức sớm sẽ dẫn tới một cơn ho và làm cho trẻ mệt.
  • Glữ cho trẻ tránh xa khói thuốc lá và hãy ngủ cùng phòng với trẻ để trẻ không ở một mình trong cơn ho.

Trong trường hợp trẻ đã khỏi ho gà mà lại có vẻ khó ở và thở một cách khó khăn, bạn hãy liên lạc với bác sĩ, phòng khi có nhiễm trùng thứ phát như viêm phổi hay viêm phế quản.

Hãy cho trẻ đi tiêm phòng bệnh ho gà.

Biến chứng của bệnh ho gà:

Biến chứng ở đường hô hấp

  • Viêm phổi: Là biến chứng thường gặp nhất. Chiếm 20%, thường xảy ra vào tuần thứ 2. thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis nhưng thường gặp nhất là do vl khuẩn thứ phát xâm nhập vào.
  • Xẹp phổi: chiếm tỷ lệ 5%. Nguyên nhân do các nút nhầy làm bít tắc các phế quản nhỏ.
  • Trong giai đoạn kịch phát, do cơn ho quá dữ dội dễ làm vỡ các phế nang gây ra tình trạng tràn khí mô kẻ hoặc tràn khí dưới da.

Biến chứng thần kinh

  • Co giật thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.
  • Liệt nửa người, liệt chl và mất ngôn ngữ là do xuất huyết hoặc xung huyết não.
  • Tetanie xuất hiện khi trẻ nôn mửa nhiều.
  • Bệnh não cấp còn gọi là chứng kinh giật ho gà.

Biến chứng cơ học

  • Loét hàm lưõl, vỡ cơ hoành, thoát vị rốn, bẹn. Sa trực tràng, tụ máu dưới kết mạc, bầm tím dưới mí mắt, và nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ.

Bệnh sởi là gì? cách điều trị và phòng tránh ở trẻ em

Nguồn Ebook : Triệu chứng và điều trị bênh ở trẻ em

Bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế chuẩn đoán của bạn sĩ

Bạn có thể mua sách để ủng hộ tác giả và NXB

Share.
Exit mobile version