Chưa kịp làm quen với những bỡ ngỡ, lạ lẫm trong việc đón thiên thần nhỏ, các mẹ đã phải tập chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi non búng ra sữa. Những bà mẹ trẻ bối rối không biết cách cho con bú, thay tã cho con, dỗ con ngủ,…

Sau đây là những mẹo chăm con 1 tháng tuổi giúp bà mẹ trẻ chăm con yêu một cách thông minh và khoa học hơn.

Thao tác cho con bú chuẩn không cần chỉnh

Đối với trẻ 1 tháng tuổi, thức ăn và nước uống đều chỉ là sữa mẹ vì thế mẹ phải dành rất nhiều thời gian để cho con bú. Bất cứ khi nào con yêu có biểu hiện đói như khó chịu, ngọ nguậy, quấy khóc… mẹ phải cho con bú ngay, không cần phải tuân theo đúng cữ.

Tư thế cho trẻ bú tránh bị ngạt là mũi phải cách xa bầu ngực

Trước khi cho con bú, mẹ nên dùng khăn sạch thấm nước ấm để lau đầu ti và bầu ngực. Việc làm này vừa giúp vệ sinh ti mẹ vừa làm ấm bầu sữa giúp thông tuyến sữa. Khi bú, miệng trẻ phải ngậm vào đúng khớp, tức là phần nướu bé nằm ở phần ranh giới giữa ti mẹ và bầu sữa. Nếu bé ngậm vào đầu ti có thể sẽ vô tình làm đau mẹ. Mẹ bỉm sữa nên ấn nhẹ cằm bé vào sát bầu ngực để hở một khoảng trống giữa mũi bé và ngực mẹ để bé không bị ngạt.

Bế con nhẹ tựa lông hồng

Bé yêu 1 tháng tuổi có kích thước rất nhỏ, xương vô cùng mềm nên cần được nâng như trứng, hứng như hoa để hạn chế tối đa các tổn thương. Tốt nhất, phụ huynh nên bế trẻ sát vào người để có nhiều điểm tựa và dễ truyền hơi ấm cho bé. Những phần cần lưu ý phải nâng đỡ khi bế trẻ là đầu, lưng và mông. Người lớn nên luồn một vòng tay dưới thân bé để đỡ được tất cả bộ phận này một cách chắc chắn nhất.

Khi bế bé, người thân nên rung nhẹ nhàng theo nhịp điệu để trẻ thư giãn, cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, tuyệt đối không được rung lắc mạnh hay bế quá cao, quá xa thân người lớn để tránh làm dập não và tổn thương cổ.

Vệ sinh cuống rốn hàng ngày

Loại nhiễm trùng thường thấy nhất đối với trẻ sơ sinh là nhiễm trùng cuốn rốn. Sau khi trẻ ra đời, có thể mất từ 1 tuần đến 1 tháng để cuống rốn khô và tự rụng. Trong thời gian này, việc vệ sinh cuống rốn phải được chăm sóc kỹ lưỡng để tránh nhiễm trùng.

Vệ sinh cuống rốn phải kỹ lưỡng, sát khuẩn để tránh bị nhiễm trùng

Thông thường, các mẹ hiện đại thường nhờ các nữ hộ sinh về nhà để vệ sinh rốn cho bé. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải biết thao tác vì cuống rốn cần vệ sinh hàng ngày. Trước khi vệ sinh cuống rốn, người lớn cần tiệt trùng tay và dụng cụ bằng cồn 90 độ. Sau đó, quan sát băng cuống rốn để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường như mưng mủ, chảy máu, bốc mùi…). Bông để lau rốn phải được nhúng trong nức sôi rồi để nguội.

Khi bắt đầu lau, dùng bông lau toàn bộ bề mặt rốn từ thân rốn đến chân rốn một cách kỹ lưỡng và thay bông đối với mỗi bộ phận. Tiếp theo, dùng cồn 70 độ để sát trùng rốn rồi dùng bông khô để lau lại rốn cho ráo.

Cuống rốn sau khi vệ sinh nên được để hở vài phút cho khô hẳn rồi băng lại bằng gạc mỏng. Dùng gạc quá dày sẽ làm bí hơi khiến cuống rốn lâu khô và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Đó là những lưu ý quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Các mẹ nên tuân thủ nghiêm ngặt và thường xuyên trò chuyện, chơi đùa cùng bé để bé thấy gần gũi, thoải mái và ít quấy khóc.

Share.
Exit mobile version