Dạy tiếng Anh cho trẻ ngay từ khi trẻ còn học mẫu giáo là vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm. Do đó, các bậc cha mẹ luôn tìm kiếm phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non phù hợp với khoa học và tâm lý để con trẻ vui vẻ làm quen với con chữ?
Trong bài viết này, phụ huynh sẽ được gợi ý vài phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em mầm non đã được các chuyên gia tâm lý khuyên áp dụng.
Hiểu được điều trẻ muốn
Ở độ tuổi mầm non, mọi đứa trẻ đều rất ham thích khám phá, hào hứng đón nhận điều mới. Những bản nhạc vui nhộn, những câu chuyện cổ tích có hậu, những chủ đề mới trong cuộc sống,… luôn là mối quan tâm, tiền đề nhận thức và tư duy cho trẻ. Ở giai đoạn mẫu giáo, trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ, trẻ dễ dàng học được nhiều kiến thức qua giao tiếp với cha mẹ, người lớn và bạn bè cùng trang lứa.
Do vậy, phụ huynh cần tìm được sự kết nối giữa ngôn ngữ tiếng Anh và cuộc sống thường ngày, những chủ đề yêu thích của trẻ là phương pháp dạy tiếng Anh dễ dàng, bên cạnh những kiến thức bé học ở trường mẫu giáo.
Từ những đặc điểm đặc thù của trẻ như tác giả kể ở trên, phụ huynh có thể lựa chọn một số phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non phù hợp với lứa tuổi.
Kể chuyện bằng tiếng Anh
Trẻ rất thích được nghe kể chuyện, thông qua những câu chuyện kể, trẻ hình thành được nhận thức, tư duy về kỹ năng sống và hội nhập với môi trường. Phụ huynh đọc truyện cho trẻ nghe trước khi đi ngủ là phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non rất tốt để trẻ vừa tiếp cận được vốn từ vựng tiếng Anh và có những giấc mơ thật đẹp.
Hiện nay có rất nhiều loại truyện đọc và truyện tranh song ngữ với hình ảnh bắt mắt. Phụ huynh có thể chọn những cuốn truyện mỏng, mỗi ngày kể một câu chuyện, vừa kể chuyện, vừa dạy trẻ về cách tư duy những vấn đề thường thức trong cuộc sống.
Kịch tình huống với lời thoại tiếng Anh
Một đặc điểm chung là trẻ rất thích hoà mình vào những nhân vật trong truyện, trẻ đóng vai nhân vật đang sống cùng trẻ thường ngày. Phụ huynh hãy thay lời thoại sang tiếng Anh để trẻ tương tác.
Dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo thông qua hình thức đóng kịch là phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non tuyệt vời. Nhờ đó, trẻ tiếp thu nhanh từ vựng và cách sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong cuộc sống.
Nghe nhạc thiếu nhi và xem phim hoạt hình tiếng Anh
“Baby shark” là bản nhạc yêu thích của mọi đứa trẻ. Lời bài hát chỉ một vài từ vựng dễ nhớ, quen thuộc, giúp trẻ vừa học tiếng Anh vừa giải trí với những giai điệu vui nhộn.
Trong phim hoạt hình dành cho thiếu nhi, tiếng Anh được sử dụng rất chuẩn phát âm và ngữ điệu, những câu thoại đơn giản và thú vị trong phim thường rất thu hút trẻ. Trẻ nhanh chóng bắt chước, thực hành những câu thoại rất nhanh và khoe với cha mẹ về những câu thoại, tình huống trong phim. Đó là phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ đang ở độ tuổi học mầm non để trẻ có thể bắt chước phát âm và ngữ điệu như người bản xứ, mà các cô giáo thường dùng để dạy trẻ.
Lưu ý những nguyên tắc trong phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non
Để trẻ tiếp xúc và tiếp thu tiếng Anh dễ dàng, phụ huynh cần lưu ý những nguyên tắc. Tránh nóng vội hoặc lạm dụng để làm mất sự cân bằng trong phát triển bình thường của trẻ. Các nguyên tắc cụ thể như sau:
Chơi nhiều hơn học
Khi phụ huynh dạy trẻ, với độ tuổi mẫu giáo, chúng ta tập trung tạo môi trường sinh động màu sắc để trẻ ham thích, tương tác và tiếp cận tiếng Anh một cách tự nhiên. Phụ huynh không nên quá áp lực về hiệu quả khi trẻ chưa học được nhiều hoặc không bắt kịp bạn bè. Vì ở độ tuổi này, trẻ chơi là chính!
Hành động hơn là lý thuyết
Các trò chơi nhỏ, đóng kịch, nghe nhạc, xem phim… Hay nói cách khác là cho trẻ thực hành giao tiếp, hoạt động tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh một cách tự nhiên hơn. Phụ huynh tạo môi trường tương tác tốt, trẻ sẽ dễ dàng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh.
Học cụ hơn giáo trình
Nhiều phụ huynh phụ thuộc các thiết bị thông minh khiến trẻ phụ thuộc các phần mềm thay vì dùng giáo trình nhiều chữ. Tuy nhiên, đây không được khuyến khích là phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non duy nhất, phụ huynh nên lồng ghép nhiều phương pháp khác nhau để gia tăng hiệu quả.
Giao tiếp hơn là viết, đọc
Trẻ rất thích bắt chước những thứ mà trẻ thấy hay ho, thú vị và thương không thích phụ huynh, giáo viên áp đặt cho trẻ. Phụ huynh hay cho trẻ nói nhiều hơn để trẻ vừa thích thú, vừa gia tăng sự tự tin trong trẻ. Phương pháp hiệu quả này dẽ dạy trẻ nhanh chóng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Quan tâm đến ngữ pháp
Trẻ bắt chước rất nhanh các câu thoại và tình huống khi học tiếng Anh. Phụ huynh lưu ý việc trẻ sử dụng ngữ pháp, nên sử dụng câu cú đầy đủ như là cách giao tiếp lễ phép. Tránh để trẻ thực hành câu quá đơn giản, sẽ hình thành thói quen dùng từ đặt câu mà không chú ý ngữ pháp. Ví dụ, phụ huynh hỏi: “What is the weather, today?”, thay vì để trẻ trả lời gọn ghẽ: “Sunny”, hãy hướng dẫn trẻ trả lời: “It’s sunny”.
Không quan trọng điểm số
Điểm số là để khích lệ trẻ có động lực nỗ lực trong việc học tiếng Anh. Tuy nhiên, phụ huynh hãy giúp con nhận thức về những “phần thưởng” mà con đạt được sau giờ học tiếng Anh hơn là điểm. Giúp trẻ thấy được lợi ích của việc học thay vì để trẻ học đối phó và gặt lấy điểm tốt, quà vật chất từ phụ huynh.
Có nhiều phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non, phụ huynh có thể tham khảo thêm. Tuy nhiên, ở độ tuổi mẫu giáo, điều quan trọng nhất là trẻ vui chơi, khám phá và hình thành tính cách, tư duy, nhận thức cho trẻ. Phụ huynh cân bằng các hoạt động của trẻ và lồng ghép việc tiếp cận ngôn ngữ tiếng Anh cho trẻ một cách tự nhiên để trẻ tự nhiên với ngôn ngữ thứ hai này.