Đa sô trẻ đến trung tâm tư vấn dinh dường có các rối loạn hành vi ăn uống như biêng ăn, sợ thức ăn, đến bữa ăn thấy chén cơm là… chạy trốn; hoặc ăn uống thiên lệch như chỉ ăn cơm với nước tương, không ăn được thịt cá, không chịu uống sữa hoặc ăn rau… Điều đó dần đến thiếu hụt các chất dinh dường, gây lo lắng, hoang mang nơi cha mẹ và phải theo dõi điều trị khá lâu dài, tốn kém tiền bạc và công sức.

Chúng tôi đề nghị 10 biện pháp phòng ngừa sau đây:

1. Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau từ giai đoạn ăn dặm (ăn bổ sung) lúc tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, vị giác của trẻ chưa phát triển, trẻ dề dàng tiếp nhận các loại thức ăn và mùi vị khác nhau. Trẻ sẽ có thói quen ăn được nhiều loại thức ăn khi chúng lớn lên.

2. Không bao giờ cho thuốc vào thức ăn như sữa, nước trái cây, nhét vào chuối… làm trẻ sợ và trở nên cảnh giác với thức ăn.

3. Không quá tính toán từng bữa ăn, từng muỗng bột, vài chục ml sữa…, đôi khi trẻ sẽ ăn ít một chút rồi sau đó ăn bù trở lại.

4. Làm cho trẻ thích thú với thức ăn bằng các câu chuyện ngộ nghĩnh về thức ăn, màu sắc xanh đỏ của rau, cà rốt… thức ăn có mùi vị hấp dần và được thay đổi theo thức ăn của gia đình giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

5. Bạn đừng quá cứng nhắc đặt trẻ vào ghê ăn, khăn, yếm chỉnh tề.

Hãy cho trẻ ngồi thoải mái nơi ưa thích; để trẻ tự xúc thức ăn cùng mẹ dù còn vụng về, đổ tháo. Nhiều trẻ thích bốc, nhón thức ăn… như vậy thú vị hơn ngồi há miệng để mẹ đút. chén đĩa, ly tách, muỗng… có hình thù ngộ nghĩnh làm cho bữa ăn của trẻ thât sư trở thành môt cuôc vui.

Bạn hãy nhớ, ở tuổi này trẻ không chỉ ăn, mà còn bận rộn khám phá cả thê giới. Nhiều khi một bạn hàng xóm sang nhà ăn chung thì cuộc ăn đua lại càng háo hức, điểu này đặc biệt có ý nghĩa khi trẻ là con một trong gia đình.

6. Lớn lên một chút, trẻ thích được hỏi: Con muốn ăn gì? cá hay thịt? Rau muông hay bí đỏ? Thích ăn chiên hay luộc?… Trẻ có thể tham gia lựa chọn khi đi mua thức ăn cùng mẹ, sau đó về nhà thì “phụ” nhặt rau, rửa cà… Chắc chắn các món có sự tham gia của trẻ sẽ làm trẻ cảm thấy ngon miệng hơn là do người lớn làm hoàn toàn!

7. Đừng dùng thức ăn vào các mục đích khác như để trừng phạt hay khen thưởng, lâu ngày sẽ dần đến các rối loạn hành vi ăn uống, trẻ dễ có khuynh hướng dùng việc ăn uống để phản đôi hay gây sức ép lại cha mẹ.

8. Có những giai đoạn trẻ ham thích và ăn liên tục một loại thức ăn nào đó như trứng hay cả nải chuối mồi ngày. Hãy để trẻ ăn thỏa thích, trẻ sẽ trở lại ăn uống bình thường sau vài ngày hoặc vài tuần. Bạn đừng quá lo lắng và căng thẳng.

9. Không cho trẻ ăn quà vặt trong vòng 1 giờ trước bữa ăn vì có thể khiến trẻ “ngang dạ” khi vào bữa ăn.

10. Có những giai đoạn biêng ăn sinh lý, các giai đoạn này thường trùng lắp với lúc trẻ học thêm các kỹ năng mới như biết ngồi, tập đi, học nói… Trong vài tuần trẻ ăn ít hơn nhưng vần chơi vui vẻ, đó là trẻ lo học nên quên… ăn. Đừng ép uổng quá đáng làm trẻ sợ dần đến biêng ăn thực sự. Các thời điểm biêng ăn sinh lý thường gặp lúc trẻ 7 – 9 tháng tuổi.

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CẨN CHÚ Ý

• Tổng số lượng thức ăn trong ngày quan trọng hơn sô lượng thức ăn mồi bữa.

• Có ngày trẻ ăn ít hơn một chút, bạn đừng quá lo lắng. Sự thường xuyên lặp lại quan trọng hơn từng ngày riêng biệt.

• Điểu quan trọng nhất vần là tình trạng dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe chung của bé. Trẻ đều đặn lên cân và tăng chiều cao có nghĩa là trẻ đả ăn đủ.

Nguồn tham khảo : Sách Nuôi con mau lớn

Share.
Exit mobile version