Facebook Twitter Instagram
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    • Tiếng Anh Theo Lớp
      • Tiếng Anh lớp 1
      • Tiếng Anh lớp 2
      • Tiếng Anh lớp 3
      • Tiếng Anh lớp 4
      • Tiếng Anh lớp 5
      • Bài tập tiếng anh
      • Đề thi tiếng anh
      • Từ vựng tiếng anh
    • Tiếng Anh Giải Trí
      • Phần mềm tiếng anh
      • Phim tiếng anh
      • Truyện tranh tiếng anh
    • Ebook
    • Nuôi Dạy Con
    • Bé nên học gì
      • Học tiếng anh video
      • Học toán tư duy
      • Tiếng anh 1 kèm 4
      • Tiếng anh 1 kèm 1
      • Tiếng anh doanh nghiệp
    • KynaEnglish
    Facebook Twitter Instagram
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    Home»Nuôi Dạy Con»Tuyệt chiêu chữa trẻ chậm đi từ kinh nghiệm của bác sĩ nhi khoa
    Nuôi Dạy Con

    Tuyệt chiêu chữa trẻ chậm đi từ kinh nghiệm của bác sĩ nhi khoa

    adminblogBy adminblogSeptember 20, 2019No Comments8 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    tuyet-chieu-chua-tre-cham-di-tu-kinh-nghiem-cua-bac-si-nhi-khoa
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Nếu bé chậm biết đi, mẹ đừng quá lo lắng. Hãy tích cực làm theo các hướng dẫn sau đây, bé sẽ cải thiện trông thấy.

    Khi nào không biết đi thì gọi là chậm đi?

    Như phần trước chúng tôi đã trình bày, không phải mọi trường hợp chậm biết đi đều có nguyên nhân bệnh lý. Có những nguyên nhân chỉ là tốc độ phát triển thể chất chậm so với lứa tuổi. Có nguyên nhân do tâm lý e dè, nhút nhát của các bé. Song điều đó không phản ánh khả năng trí tuệ hay khả năng làm việc của não bộ của trẻ, cũng không phản ánh tốc độ tư duy hay xử lý thông tin của cháu. Đến độ tuổi đi học, cháu sẽ tự khắc đạt được tốc độ tối đa và thừa khả năng đuổi kịp các cháu khác, những cháu vốn biết đi sớm và trước cháu vào thời gian trước.

    Trẻ chậm đi

    Khi nào không biết đi thì gọi là chậm đi?

    Dĩ nhiên, không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng biết đi ngay. Chúng cần phải được tập thì mới biết đi. Cho nên cứ không phải không biết đi là xếp vào chậm đi ngay. Chậm biết đi chỉ được xác nhận khi chúng không đạt được về sự phát triển vận động giống như bình thường mong đợi. Vậy chúng ta mong đợi như nào?

    Thông thường, để cho dễ nhớ, các cụ thường có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò tập đi”. Song nội dung của câu này quá lý tưởng. Rất ít em bé đạt được tốc độ phát triển vận động tới mức lý tưởng như vậy. Chỉ cần đứa trẻ cưng của bạn đạt được các mốc vận động sau theo thời gian tháng tuổi thì cháu có sự phát triển tương đối ổn định.

    Nếu như bé cưng của bạn không đạt được tốc độ vận động trên thì bạn cũng đừng quá lo nhé. Bởi như vậy cũng chưa đủ tiêu chuẩn để xếp hạng chậm vận động.

    Xác nhận chậm vận động chỉ được đưa ra khi và chỉ khi bé vô tình không may chạm vào các ngưỡng chẩn đoán sau. Có 4 mốc thời gian để chẩn đoán: 9 tháng, 18 tháng, 30 tháng, 48 tháng. Tuy nhiên, nếu đợi đến 30 tháng và 48 tháng thì quá muộn cho sự can thiệp của bố mẹ. Chúng tôi cần mốc thời gian sớm hơn, do đó chúng tôi lựa chọn 2 thời điểm quan trọng là 9 tháng và 18 tháng.

    Trẻ chậm biếng đi

    Nếu đã hết 9 tháng tuổi mà bé không thể lật người từ bên này qua bên khác, cũng không thể tự ngồi một chút không cần mẹ đỡ, bé không thể cái kẹo tay này rồi chuyển sang tay kia được thì bé đã chậm vận động và sẽ chậm biết đi. Mẹ cần sớm phát hiện ra điểu này. Nhưng dạng vận động đơn giản như này phải xuất hiện ở thời điểm 6 tháng tuổi.

    Nếu hết 18 tháng mà bé không thể tự ngồi, tự đứng, tự đi chập chững 1 mình thì không còn nghi ngờ gì nữa, bé nhà bạn đã chậm biết đi rất điển hình. Tệ hơn nếu bé không thể nhón, nhặt, lựa chọn những đồ vật nhỏ mà bé thích, thì khả năng hoạt động khéo léo và phối hợp vận động của bé đã rất chậm. Mẹ cần phát hiện ra ngay điều này để can thiệp.

    Mẹ ơi giúp con

    Các bà mẹ thân mến, chúng tôi phải nói ngay rằng không phải mọi trường hợp chậm biết đi đều bệnh lý. Tuy nhiên, để an toàn cho bé, chúng tôi khuyên các bà mẹ hãy tập phát hiện các dấu hiệu thể hiện bệnh lý đã được trình bày trong phần trước. Nếu không chắc chắn, mẹ hãy đưa bé yêu tới gặp bác sỹ nhi để đánh giá phát triển mẹ nhé. Tại đây bác sỹ sẽ cho chụp CT, hoặc MRI, hoặc làm xét nghiệm creatinin, xét nghiệm hormon tuyến giáp.

    Để bé có thể nhanh chóng biết đi, rất cần sự hỗ trợ tích cực từ cha mẹ.

    Sau khi đã loại trừ bệnh lý, việc còn lại chỉ là mẹ tích cực bớt thời gian chơi cùng con, tập đi cùng con thì bé sẽ sớm đạt được tốc độ mong muốn.

    Cần cho bé biết đi đúng thời gian càng sớm càng tốt, để bé hòa nhập với cộng đồng trẻ thơ, để bé có thể chơi cùng bé khác, để bé tự khám phá, để bé mở mang thế giới, để bé học tập nhiều điều. Làm thế nào đây?

    Trước hết, đơn giản nhất, khi chơi cùng bé ngay từ khi 3-4 tháng tuổi, mẹ không chỉ ngồi thẳng trước mặt bé. Mẹ hãy thử di chuyển, lúc bên trái, lúc bên phải, để bé phải tự mình hướng theo mẹ. Bài tập này khó hơn bài tập nghe thẳng và nhìn thẳng nên mẹ chỉ nên áp dụng khi bé đã quen mẹ và bện hơi ấm của mẹ.

    Khi bé tỏ ra thích thay đổi tư thế, thích lẫy, bạn hãy trợ giúp bé 1 tay trong những lần đầu tiên. Lúc đó, bạn đã giúp bé thử khám phá cái mới. Bạn có biết là nhìn mọi thứ trong tư thế nằm ngửa mãi rất chán không? Chỉ cần bé nhìn được 1 lần trong tư thế lẫy, bé sẽ thích và đòi liên tục.

    Ngay khi bé đã lẫy thành công, hãy cố gắng chơi với con hoặc đưa ra các đồ vật bé thích để kích thích bé. Bạn đừng cố gắng bắt bé lẫy khi bé chưa thích. Đừng nóng vội 3 tháng biết lẫy mà bắt bé lẫy ngay. Chuyện 4-5-6 tháng biết lẫy vẫn là điều bình thường. Nếu bạn ép quá, bé sẽ rất mệt và rất sợ ngay từ đầu đời.

    Khi bé lò dò tập đi, bạn hãy nâng đỡ bé nhé. Để bé an tâm đi rất an toàn. Để bé an tâm là có mẹ ở bên.

    Một số em bé quá bụ, quá mập rất lười tập đi do cơ thể nặng nề. Bạn sẽ cần khuyến khích bé đi nhiều hơn bằng cách đón bé từ xa chứ không vồ lấy ôm bé.

    Một số em bé nhút nhát, bạn hãy cho em bé đẩy xe. Đẩy xe con chim, loại xe có chức năng khi bánh xe quay thì con chim phía trước sẽ mổ lên mổ xuống phát ra âm thanh tai. Bé rất thích và ra sức đuổi theo con chim phía trước, mà bé không bao giờ chạm tới. Loại xe này có chỗ vịn, bánh xe khá dễ di chuyển. Bạn chỉ nên áp dụng bài tập này khi bé đã lò dò biết đi. Không nên áp dụng bài này khi bé chưa có khả năng lò dò đi nhé. Vì đó là quá khả năng của bé.

    Khi bé đã biết đi, đừng vì quá yêu quý con mà suốt ngày bế bồng. Như vậy chỉ làm cho bé tăng thêm sức ì, bé sẽ rất lười tập đi.

    Ngay khi bé đã tự leo cầu thang được, bạn cần tập tính tự lập cho bé. Bạn đi chơi cùng bé chứ không dắt tay bé, cần phải thả bé ra một lúc. Khi bước lên 1-2 bậc thềm nhà, đừng nhấc tay xốc bé, hãy để bé tự đi và đi bên cạnh để phòng khi bé ngã.

    Bạn cũng không nên khép kín bé như kiểu cuộc sống quý tộc, ngại giao lưu, ngại tiếp xúc. Hãy tích cực cho bé chơi cùng với anh chị lớn hơn 1 chút, anh chị đã biết đi thành thạo, thấy anh chị vui đùa, bé sẽ rất thích và hùa theo.
    Với các trẻ chậm đi không do bệnh lý, mẹ không nên cố gắng dùng toàn tâm toàn lực vào việc lùng mua các thực phẩm chức năng, thuốc bổ này bổ khác bởi hiệu dụng của chúng thấp.

    Bạn cứ tích cực, dần dần, mỗi ngày chỉ cần chơi và tập đi cùng bé chừng 30 phút sáng, 30 phút chiều, bé nhà bạn không mấy chốc lại rơi vào cảnh: gọi mãi không về.

    BS. Yên Lâm Phúc

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    adminblog
    • Website

    Related Posts

    Cấu trúc Will trong thì tương lai bạn đã biết dùng chưa?

    March 1, 2022

    Phương pháp luyện ngủ không nước mắt – giấc ngủ ngon cho bé

    March 2, 2021

    Phương pháp luyện ngủ Fading: Bé ngủ “không tiếng khóc”

    March 2, 2021

    Leave A Reply Cancel Reply

    Tìm kiếm bài viết
    Tải Đề – Luyện Thi

    Tải Đề Thi Cambridge 2023
    Lịch thi Cambridge 2023
    Các chứng chỉ Cambridge cần biết

    Thông tin Kyna English
    • Giới thiệu
    • Huống dẫn tải app
    • Hướng dẫn học
    • Câu hỏi thường gặp
    • Hotline: 1900636409
    Khóa học tại Kyna English
    • Học tiếng anh 1 kèm 1
    • Học tiếng anh ielts
    • Học tiếng anh cho người lớn
    • Luyện thi đại học môn tiếng anh
    • Học toán 1 kèm 1
    • Kyna English
    Social KynaForKids

    Facebook Twitter Instagram Pinterest
    © 2023 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version