Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    Facebook Twitter Instagram
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    • Tiếng Anh Theo Lớp
      • Tiếng Anh lớp 1
      • Tiếng Anh lớp 2
      • Tiếng Anh lớp 3
      • Tiếng Anh lớp 4
      • Tiếng Anh lớp 5
      • Bài tập tiếng anh
      • Đề thi tiếng anh
      • Từ vựng tiếng anh
    • Tiếng Anh Giải Trí
      • Phần mềm tiếng anh
      • Phim tiếng anh
      • Truyện tranh tiếng anh
    • Ebook
    • Nuôi Dạy Con
    • Bé nên học gì
      • Học tiếng anh video
      • Học toán tư duy
      • Tiếng anh 1 kèm 4
      • Tiếng anh 1 kèm 1
      • Tiếng anh doanh nghiệp
    • KynaEnglish
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    Home»Bệnh Ở Trẻ»Triệu chứng, cách phòng và chữa bệnh sởi ở trẻ em
    Bệnh Ở Trẻ

    Triệu chứng, cách phòng và chữa bệnh sởi ở trẻ em

    adminblogBy adminblogOctober 4, 2019Updated:June 19, 2020No Comments4 Mins Read
    Share
    Facebook Pinterest

    Bệnh sởi ở trẻ em theo mùa, là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…

    Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là do thể trạng yếu, sinh non, không được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.

    Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em là sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 - 400C, sốt liên tục
    Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là do thể trạng yếu, sinh non, không được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa đầy đủ

    1. Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em

    Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em là sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 – 400C, sốt liên tục. Trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy. Có những chấm nhỏ khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 – 18 giờ.

    Sau khi sốt 3 – 4 ngày, trẻ bị phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da. Trẻ ăn kém, mệt, mỏi. Thường thì 3 – 4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.

    2. Lưu ý phân biệt bệnh sởi và phát ban

    Cần phân biệt bệnh sởi ở trẻ em với ban dị ứng (trẻ thường phát ban từng mảng, dạng mề đay, ngứa) và phát ban trong các bệnh khác (như tinh hồng nhiệt, nhiễm trùng…). Các biến chứng của sởi thường rất nặng và dễ gây tử vong: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, cam tẩu mã, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, loét giác mạc do trẻ bị thiếu vitamin A. Cần phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi, đặc biệt là sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn còn sốt.

    3. Phòng và chữa bệnh sởi

    Để phòng bệnh sởi ở trẻ em, cần tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ
    Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là do không được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa đầy đủ

    Để phòng bệnh sởi ở trẻ em, cần tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ. Tiêm mũi 1 khi trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi 2 trong chiến dịch tiêm nhắc lại. Nên cách ly trẻ mắc sở ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Bệnh nhi phải được ở nơi thoáng mát, ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, không nên kiêng khem quá mức gây tình trạng thiếu các vi chất.

    Khi chưa có biến chứng, không nên cho trẻ dùng kháng sinh. Cần đưa trẻ đi khám, việc điều trị chủ yếu là khắc phục triệu chứng như uống thuốc hạ sốt, vệ sinh toàn thân, răng miệng, mắt (nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, lục vi tố (chloramphenicol) 0,1%). Trẻ phải được ăn đầy đủ thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng cho bé, uống đủ nước. Khi có biến chứng, có thể dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của thầy thuốc, bổ sung vitamin A để tránh khô giác mạc. Không dùng kích tố thận thượng tuyến bì chất (corticoid).

    Share. Facebook
    adminblog
    • Website

    Bài viết liên quan

    Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    October 4, 2019

    Đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh khi ngủ ảnh hưởng đến não?

    October 4, 2019

    Lưu ý tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ khi hè đến

    October 4, 2019
    Học 1:1 Cùng Gia Sư Tiếng Anh
    kyna-english-hoc-thu-mienphi-banner-vuong
    Tìm kiếm bài viết
    Bài Viết Về Tiếng Anh

    [TOP 07] Trung Tâm Tiếng Anh Vĩnh Long Tốt Nhất

    April 21, 2023

    [TOP 09] Trung Tâm Tiếng Anh Ở Tây Ninh Tốt Nhất

    April 6, 2023

    [TOP 04] Trung Tâm Tiếng Anh Bạc Liêu Tốt Nhất

    March 24, 2023

    [TOP 08] Trung Tâm Tiếng Anh Đồng Tháp Tốt Nhất

    March 21, 2023

    [TOP 07] Trung tâm tiếng anh KonTum tốt nhất

    March 17, 2023
    Theo dõi kênh KYNA ENGLISH OFFICIAL
    banner-youtube-kynaforkids-300x250
    Từ vựng tiếng anh

    [TOP 25+] Châm ngôn tiếng anh hay về công việc ý nghĩa

    March 29, 2021

    [TOP 30+] Châm ngôn tiếng anh về thành công

    March 26, 2021

    35 châm ngôn tiếng anh về tình yêu hay nhất mọi thời đại

    March 26, 2021

    [TOP 50+] Từ vựng tiếng anh về đồ dùng trong nhà bếp

    March 24, 2021

    TOP 25+ Châm ngôn tiếng anh về gia đình ý nghĩa nhất

    March 12, 2021
    Tải Đề – Luyện Thi

    Tải Đề Thi Cambridge 2023
    Lịch thi Cambridge 2023
    Các chứng chỉ Cambridge cần biết

    Thông tin Kyna English
    • Giới thiệu
    • Huống dẫn tải app
    • Hướng dẫn học
    • Câu hỏi thường gặp
    • Hotline: 1900636409
    Khóa học tại Kyna English
    • Học tiếng anh 1 kèm 1
    • Học tiếng anh ielts
    • Học tiếng anh cho người lớn
    • Luyện thi đại học môn tiếng anh
    • Học toán 1 kèm 1
    • Kyna English
    Social KynaForKids

    fb kyna english tiktok kynaenglish

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version