Bệnh thuỷ đậu ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ các dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách khắc phục để điều trị kịp thời.

Bệnh thuỷ đậu ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Bệnh thuỷ đậu là bệnh lành tính những lại dễ lây lan và gây ra những biến chứng về sau tương đối nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây ra bệnh thuỷ đậu ở trẻ em

Bệnh thuỷ đậu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, trẻ em dưới 12 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bệnh thuỷ đậu thường lây lan rộng rãi vào mùa xuân do virus varicella zoster (VZV) gây ra. Loại virus này cũng có thể gây ra bệnh zona thần kinh. Vậy nên, khi trẻ đã mắc bệnh thuỷ đậu thì virus này vẫn nằm yên trong cơ thể. Dù bệnh thủy đậu đã hết nhưng virus VZV vẫn có thể gây ra bệnh zona sau này.

Nguyên nhân gây ra bệnh thuỷ đậu ở trẻ em

Bệnh zona gây cho trẻ cảm giác ngứa, đau một vùng cơ thể và phát ban. Tuy nhiên, đối với trẻ em và thanh thiếu niên, bệnh zona chỉ xuất hiện với triệu chứng dạng nhẹ. Các trường hợp zona nặng sẽ thường xảy ra đối với đối tượng lớn tuổi. Những trẻ được tiêm chủng thuỷ đậu cũng sẽ không mắc zona khi lớn. Và nếu trẻ mắc zona khi đã tiêm chủng thì triệu chứng cũng sẽ nhẹ hơn và ít biến chứng hơn so với trẻ không được tiêm chủng.

Ngoài ra, tuy virus thuỷ đậu tương đối lành tính, nhưng về lâu dài, cơ thể trẻ lại tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng nốt ra, nhiễm trùng huyết, viêm gan và viêm mô tế bào.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh thuỷ đậu ở trẻ em

Trẻ có những dấu hiệu như sốt, đau đầu, chán ăn, ể oải: dấu hiệu đầu tiên khi lên cơn bệnh chính là trẻ sẽ sốt nhẹ. Kèm theo đó là các triệu chứng nhức đầu và mệt mỏi. Trẻ bị nhiễm thuỷ đậu có thể bị từ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể. Bệnh thuỷ đậu ở trẻ em thường có biểu hiện sốt từ 38­-39 độ. Họng trẻ thường bị viêm đỏ và có hạch sau tai. Nếu được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu và điều trị đúng cách, bệnh thuỷ đậu ở trẻ em sẽ nhanh khỏi hơn và nổi ít mụn hơn.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh thuỷ đậu ở trẻ em

Trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt phỏng nước dần lan khắp cơ thể: sau khi đau đầu và sốt trẻ thường bị phát ban đỏ gây ngứa khắp cơ thể. Thường các vết phát ban đỏ sẽ xuất hiện đầu tiên trên bụng hoặc sau lưng, mặt. Sau đó, sẽ lan đến hầu hết các nơi khác trên cơ thể bao gồm cả miệng, da đầu cho đến bộ phận sinh dục. Mụn nước thường có kích thước nhỏ chứa dịch trong với đường kính từ 1-3mm. Những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn và sẽ có màu đục do chứa mủ.

Bọng nước khô dần và bong vảy: Bệnh thuỷ đậu ở trẻ em sẽ kéo dài từ 7-10 ngày. Nếu không có biến chứng thì những nốt rạ sẽ khô dần và bong vảy. Tại những nột rạ sẽ xuất hiện thâm da, không để lại sẹo. Tuy nhiên nếu không may trẻ bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể dẫn đến sẹo.

Điều trị bệnh thuỷ đậu ở trẻ em như thế nào?

Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng chữa bệnh vì bệnh thuỷ đậu do virus gây ra. Tuy nhiên, có thể sử dụng thuốc kháng sinh nếu vi khuẩn xâm nhiễm vào các vết loét. Nhất là khi trẻ thường xuyên gãi gây ra tình trạng các vết loét bị nhiễm khuẩn.

Để có cách điều trị bệnh thuỷ đậu ở trẻ em thích hợp, phụ huynh cần đưa trẻ vào bệnh viện khám chưa. Tuỳ vào độ tuổi, sức khoẻ và độ nhiễm trùng nặng nhẹ mà các bác sĩ sẽ quyết định phương thức điều trị. Căn cứ vào khả năng có nguy cơ biến chứng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng virus cho trẻ.

Các phương pháp điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em tại nhà

– Cần cách ly trẻ với những người khác để phòng tránh lây nhiễm.

– Dùng dung dịch xanh Methylene chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

– Các đồ dùng cá nhân như bát đũa, bàn chải đánh răng, khăn mặt,… cần được tẩy trùng và dùng riêng.

– Tắm cho trẻ bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau người nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu. Sau khi tắm xong sử dụng các loại khăn xô thấm khô người trước khi mặc quần áo.

– Để ngăn ngừa việc trẻ bị mất nước do bệnh thuỷ đậu, cần thường xuyên nhắc bé uống nước.

– Cắt ngắn móng tay cho trẻ. Nếu trẻ quá nhỏ cần mang găng tay để tránh trẻ gãi làm xước các nốt đậu.

– Đồ ăn cho trẻ cần mềm, mát và nhạt. Bệnh thuỷ đậu ở trẻ em khiến trẻ ăn uống khó khăn. Tránh các đồ ăn có tính axit hoặc nhiều muối như bánh quy, nước cam, nước chanh,…

– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát không quá lạnh hoặc quá nóng.

Phòng ngừa bệnh thuỷ đậu ở trẻ em như thế nào?

Hiện nay đã có những biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh thuỷ đậu ở trẻ em. Bạn nên chủ động phòng tránh cho trẻ trước khi trẻ nhiễm bệnh bằng vắc xin chủng ngừa thuỷ đậu.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi, cần tiêm 2 liều và liều thứ 2 cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi. Hoặc có thể tiêm liều thứ 2 trong khoảng 4-6 tuổi để gia tang hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại. Đối với trẻ em trên 13 tuổi và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau sau 6 tuần là tốt nhất.

Share.
Exit mobile version