Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Bắt đầu từ tháng thứ 7, bé có thể ăn dặm ngày 2 bữa. Chính vì vậy, để bắt kịp đà tăng trưởng và phát triển của trẻ, các bà mẹ cần phải lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nguyên tắc trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Với trẻ 7 tháng tuổi, trong thực đơn ăn dặm của bé cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
- Không cho nhiều gia vị vào thức ăn.
- Luôn duy trì việc cho bú sữa mẹ . Ở giai đoạn này, tuy trẻ có thể ăn dặm nhưng tuyệt đối không được ngừng cho trẻ bú sữa mẹ.
- Nấu cháo cho bé theo tỉ lệ 1:7. Cứ 10gr gạo thì cần nấu với 70ml nước.
- Cho bé ăn từ loãng đến lỏng, từ ít đến nhiều.
- Cho bé ăn dặm bắt đầu từ ngọt đến mặn.
- Luôn rửa tay trước khi chế biến và cho bé ăn.
- Thường xuyên làm sạch các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm bằng dung dịch diệt khuẩn.
- Chỉ sử dụng khăn sạch để lau ly, chén và tô ăn của trẻ. Tốt nhất nên tiệt trùng bằng nước sôi những dụng cụ dành cho bé ăn dặm.
Một số thực phẩm phù hợp trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Với bé 7 tháng tuổi, thực đơn ăn dặm chủ yếu là các loại bột. Tuy nhiên, ngoài các loại bột thì phụ huynh có thể bổ sung thêm một số thực phẩm khác như trái cây, rau xanh, chất đạm,…
Đối với trái cây, các bà mẹ cần lựa chọn các loại hoa quả chín, giàu vitamin C. Khi cho bé ăn, cần loại bỏ kỹ lưỡng hạt, xơ và vỏ để tránh trẻ bị hóc, nghẹn. Cha mẹ có thể xay nhuyễn trái cây cho bé để bé có thể dùng vào những bữa ăn xế.
Rau xanh rất tốt cho sức khoẻ và là phần không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 thángHầu hết mọi loại rau xanh đều thích hợp với trẻ 7 tháng tuổi. Rau xanh giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn và tránh bị táo bón. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng với rau xanh cần được luộc chín, mềm. Trước khi chế biến, rau cần làm sạch kỹ lưỡng. Bạn hãy mua nguồn rau xanh sạch, đảm bảo ở siêu thị hoặc những địa điểm có nguồn gốc. Cần tránh mua phải những loại rau xanh phun thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu cận ngày bán.
Chất đạm là một trong những thành phần cần thiết cho thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng. Thịt và xương heo là những thực phẩm giàu chất đạm mà các bà mẹ có thể bổ sung cho bé trong thực đơn ăn dặm hàng ngày. Trẻ cũng có thể dùng thêm hải sản ở giai đoạn này. Tuy nhiên, bạn cũng cần hết sức cẩn trọng với nhiều loại hải sản cũng như tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nếu có thể.
Cách bảo quản thức ăn cho bé 7 tháng tuổi
Không phải lúc nào bạn cũng có dư giả thời gian để chế biến thức ăn dặm cho bé. Vậy nên, nhiều bà mẹ thường làm sẵn một khối lượng thức ăn nhất định để dành cho bé ăn cả ngày hoặc nhiều ngày. Tuy nhiên, nhiều người lại không chú ý đến cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé thật tốt. Điều này dễ khiến trẻ mắc các sự cố, bệnh về đường ruột. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn bảo quản đồ ăn dặm cho bé tốt hơn:
- Dùng khay đá có nắp đậy hoặc hộp thuỷ tinh kín có nắp đậy để đựng thức ăn dặm của bé trước khi cho vào tủ lạnh.
- Đun sôi lại thật kỹ đồ ăn trước khi cho bé ăn. Tuy nhiên, cần phải để nguội và thử độ nóng của thức ăn kỹ trước khi cho bé ăn. Các bé thường có độ nhạy cảm nhiệt hơn người lớn. Miệng và lưỡi của bé cũng dễ bị bỏng hơn người trưởng thành rất nhiều. Vậy nên, bạn cần đảm bảo đồ ăn khiến bé không bị phỏng chứ không phải bạn.
- Không nên đông lạnh thức ăn quá 1 lần. Đồng thời, bạn cũng không nên để thức ăn đông lạnh trong thời gian dài. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn và sức khoẻ của bé.
Một số thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Thực đơn 1 : bột tôm khoai mỡ
Nguyên liệu thực hiện: 25gram bột gạo tẻ, 25gram khoai mỡ, 1 muỗng dầu ăn, 5 con tôm.
Cách làm:
- Tôm làm sạch, bằm nhuyễn hoặc xay nhuyễn.
- Khoai mỡ đem hấp chín và xay nhuyễn.
- Cho bột vào nước khuấy đều và cho lên bếp đun. Thêm tôn vào, đảo đều tay một lúc và cho tiếp khoai mỡ. Đợi đến khi bột chín có thể cho bé ăn ngay.
Thực đơn 2 :cháo sườn rau củ
Nguyên liệu thực hiện: 25gram gạo tẻ, 5 miếng sườn non, ngô, đậu hà lan, cà rốt, 1 muỗng dầu ăn.
Cách làm:
- Sau khi rửa sạch sườn non cho và nồi hầm nhừ. Sườn non sau khi nhừ, gỡ lấy thịt nạc xay nhuyễn.
- Rau củ sau khi hấp chín thì xay nhuyễn.
- Bột gạo hoà cùng nước cho lên bếp nấu sôi thành cháo.
- Sau đó, cho thịt sườn xay, rau củ xay vào nồi cháo và nấu tiếp khoảng 2 phút.
- Cuối cùng, cho thêm một muỗng dầu ăn và quấy đều là có thể cho bé dùng được.
Thực đơn 3 :cháo thịt bò
Nguyên liệu thực hiện: thịt bò cắt miếng nhỏ, rửa sạch, cháo trắng, ớt chuông xanh, ớt chuông đỏ cắt nhỏ, ngô bao tử, ¼ củ hành tây, nấm rơm, dầu oliu, phô mai.
Các làm:
- Thịt bỏ rửa sạch cắt lát mỏng.
- Ớt chuông, ngô, nấm rơm, hành tây đem rửa sạch, thái nhỏ, để ráo nước.
- Tiếp đó, cho dầu oliu vào nồi, để lửa vừa, cho thịt bò vào đảo đều. Sau đó, lần lượt cho ớt chuông, ngô bao tử, nấm rơm, hành tây vào đảo đều cho tới khi chín kỹ.
- Để cháo lên bếp đun sôi, cho hỗn hợp trên vào đảo đều. Sau khi tắt bếp, cho phô mai vào cháo và đem cháo đi xay nhuyễn.