Bệnh thủy đậu ở trẻ em hay phỏng rạ do vi rút Varicella zoster gây ra. Bệnh thủy đậu là bệnh sốt phát ban có bóng nước ngứa toàn thân, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng 90% bệnh nhân là trẻ em.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Khi một người bị bệnh thủy đậu ho hay hắt hơi, vô số virus sẽ được “bắn” vào không khí và nếu chẳng may hít phải, Vị vậy đây là bệnh thường gặp ở trẻ em của bạn sẽ có nhiều khả năng bị mắc bệnh. Trong một số ít trường hợp, bệnh cũng có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ bóng nước trên cơ thể người bệnh thủy đậu.

Dấu hiệu chính của bệnh thủy đậu ở trẻ em là những bóng nước lớn nổi trên mặt da và niêm mạc. Người bệnh thủy đậu có thể truyền bệnh cho người khác từ khoảng 5 ngày trước khi xuất hiện bóng nước đầu tiên, và còn có thể tiếp tục gieo rắc mầm bệnh cho đến khi tất cả mụn nước đã đóng thành vảy. Trong đa số trường hợp, bệnh thủy đậu thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng một số ít sẽ diễn tiến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em xảy ra tập trung từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, trong đó nhiều nhất là vào tháng 3. Bệnh thủy đậu ở trẻ em rất dễ lây, xảy ra nhiều ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học do các nguyên nhân như phát hiện muộn, không áp dụng biện pháp phòng ngừa.

Các bà mẹ khi nuôi dạy con thường lo lắng bệnh sẽ để lại sẹo vĩnh viễn trên da, làm xấu trẻ. Tuy vậy lại có những chăm sóc tại nhà không đúng như tránh ánh sáng, cữ nước, kiêng gió, bôi phấn rơm, đắp lá cây, chọc vỡ các mụn nước gây biến chứng nhiễm trùng.

Những trẻ nào dễ mắc bệnh?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em xảy ra tập trung từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, trong đó nhiều nhất là vào tháng 3

90% những trẻ sống chung với người bệnh, học tập, sinh hoạt với trẻ mắc bệnh trái rạ có nguy cơ mắc bệnh. Trẻ mắc bệnh mang nhiều siêu vi gây bệnh ở vùng mũi hầu, đường hô hấp. Những siêu vi này phát tán ra không khí xung quanh khi trẻ khóc, la, nói, ho, hắt hơi. Siêu vi cũng có thể từ đó bám lên các vật dụng, đồ chơi làm cho những trẻ chung quanh ngậm hít phải bị lây bệnh. Trẻ sơ sinh, trẻ chưa chích ngừa hoặc bị bệnh suy giảm miễn dịch bị bệnh nặng hơn những trẻ khác. Sau khi mắc bệnh trẻ sẽ có miễn dịch lâu dài, ít mắc bệnh lần thứ 2. Tuy nhiên vẫn gặp các trường hợp tái nhiễm thể nhẹ hoặc không có biểu hiện lâm sàng.

Nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em – Trung bình sau khi tiếp xúc với trẻ bệnh từ 2 – 3 tuần, trẻ bị lây bệnh có triệu chứng sốt nhẹ, phát ban dạng sẩn ngứa ngoài da, sau đó thành bóng nước trong, 3 – 4 ngày thì đóng mày sau đó bong vảy, không để lại sẹo. Những bóng nước này gọi là nốt rạ hay nốt trái rạ. Các nốt rạ có đặc điểm xuất hiện xen kẽ, có nốt mới mọc chứa nước trong xen kẽ nốt cũ chứa nước đục, nốt đang khô xẹp lại, nốt đã đóng mài hoặc bong vảy. Vị trí nốt rạ thường mọc bắt đầu ở thân mình, sau đó lan rộng đến mặt, tay chân, có khuynh hướng mọc nhiều ở thân mình, nơi quấn tã lót nhiều hơn ở vùng tay chân. Nốt rạ cũng mọc ở trong miệng, mắt và niêm mạc những nơi khác. Số nốt rạ càng nhiều thì bệnh càng nặng.

Trẻ gãi ngứa nhiều khi bị thủy đậu có thể gây lây lang và nhiễm trùng

Trong thời gian mọc nốt rạ trẻ bị ngứa rất khó chịu, gãi nhiều làm các nốt rạ vỡ gây nhiễm trùng hoặc bong vảy sớm để lại sẹo. Ở thể nhẹ hoặc thể ẩn, những nốt này mọc rải rác, ít hoặc không mọc nên khó phát hiện sớm. Đến khi trẻ gãi ngứa nhiều thân nhân mới tìm thấy vài bóng nước. Việc nhận diện bệnh sẽ dễ dàng hơn khi có trẻ khác xung quanh cũng có tình trạng bệnh tương tự.

Những triệu chứng điển hình sau đây có thể gợi ý rằng trẻ của bạn mắc bệnh thủy đậu.

  • Trẻ sốt nhẹ, đau họng nhức đầu.
  • Nổi hồng ban có kích thước vài mm, sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong 24 giờ thì hóa đục.
  • Bóng nước gây ngứa nhiều.
  • Bóng nước xuất hiện ở thân mình, sau đó tiến đến vùng đầu mặt, tay chân.
  • Bóng nước xuất hiện ở niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục.
  • Sau khoảng 5 ngày, những bóng nước này vỡ ra và đóng mài.

Điều đặc biệt là bệnh thủy đậu ở trẻ em, bạn có thể tìm thấy trên một vùng da những bóng nước ở nhiều giai đoạn khác nhau: Cái chứa dịch trong, cái chứa dịch đục, cái đóng mài, cái bong vẩy nằm xen kẽ nhau mà các bác sĩ hay diễn tả bằng cụm từ “mụn nước nhiều tuổi”. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Bệnh có nguy hiểm không?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em gây sẹo do vi trùng bên ngoài hoặc thường trú nên da như liên cầu khuẩn beta tan huyết, tụ cầu sinh mủ là biến chứng thường gặp ở trẻ bệnh trái rạ, xảy ra do vi trùng xâm nhập qua nốt rạ bị làm vỡ hoặc da bị trầy sướt do gãi ngứa. Nhiễm trùng da làm nốt rạ chứa nước hóa mủ, và có thêm nhiều bóng mủ mới. Nốt mủ nếu không được đánh giá và điều trị kịp thời sẽ lan rộng gây viêm mô tế bào, áp xe dưới da, viêm hạch lân cận, nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, bệnh còn gây những biến chứng thần kinh như viêm màng não, viêm não, viêm tủy cắt ngang gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng…

Chăm sóc tại nhà với bệnh thủy đậu ở trẻ em

Chăm sóc tại nhà nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng và phòng ngừa lây lan cho ngừơi khác, bao gồm việc chăm sóc da kỹ lưỡng, làm dịu triệu chứng ngứa, sự lưu tâm đặc biệt đến tăng cường nước uống và hỗ trợ dinh dưỡng.

Chăm sóc da kỹ lưỡng: Da bị ẩm ướt và kém vệ sinh là nguyên nhân gây ngứa thêm cho trẻ, còn là cơ hội cho vi trùng xâm nhập vào tổn thương da gây nhiễm trùng do vậy quan trọng nhất là giữ vệ sinh da đúng cách:

  • Cho trẻ chơi, ngủ ở nơi thoáng mát để tránh bị đọng mồ hôi. Quần áo cho trẻ phải mỏng, nhẹ mát, rộng rãi, chọn vải thấm mồ hôi, tránh dùng quần áo quá dày, có chất len dạ hoặc ủ kín gây ẩm ướt làm trẻ ngứa.
  • Giữ gìn da trẻ sạch, thoáng và khô: tắm bằng nước sạch ấm, lau rửa nhẹ nhàng tránh làm vỡ mụn nước hoặc trầy sướt da. Vệ sinh cá nhân, thay quần áo sạch hàng ngày. Cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh tổn thương da do gãi ngứa.
  • Quan sát da hàng ngày để phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng các bóng nước bị vỡ, vết trầy sướt, nốt mủ. Bôi tại chỗ dung dịch sát khuẩn có tác dụng làm khô da như dung dịch xanh methylène. Không bôi phấn rôm vì phấn sẽ bám lên vùng da tổn thương gây kích thích.
  • Cách ly trẻ bệnh khoảng 5 – 7 ngày để tránh lây lan.

Dinh dưỡng – Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ ăn đủ chất, uống nhiều nước. Cho trẻ ăn những thức ăn bổ dưỡng, dễ tiêu để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ăn nhiều rau quả giúp dễ tiêu hóa. Uống nhiều nước (nước nấu sôi để nguội, nước trái cây, nước cháo, nước canh) giúp da thải độc và đưa chất dinh dưỡng đến da.

Lưu ý tránh những thức ăn có thể gây kích thích hoặc gây ngứa cho trẻ. Hạn chế những thức ăn uống ngọt chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt. Tốt nhất loại bỏ các thức ăn có thể gây dị ứng ngứa da như trứng, hải sản. Tránh các chất kích thích như gia vị, trà, cà phê.

Phòng ngừa lây lan xung quanh

Mọi người đều có thể mắc bệnh trái rạ vì vậy phòng bệnh lây lan là biện pháp rất cần thiết để góp phần ngăn chặn bệnh lan rộng thành dịch.

  • Không cho trẻ đến trường học, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nơi công cộng ít nhất là 5 ngày sau khi phát ban đầu tiên cho đến khi nốt rạ đóng vảy.
  • Cách ly trẻ với những người trong gia đình: cho trẻ ở phòng riêng hoặc ngủ riêng, tránh tiếp xúc gần gũi với những trẻ khác và người xung quanh.
  • Giặt quần áo trẻ. Rửa sạch và khử trùng các dụng cụ cá nhân, đồ chơi bị nhiễm dịch tiết mũi họng của trẻ. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ.

Những điều không nên làm khi trẻ bị thủy đậu

  • Kiêng tắm, cữ nước, tránh gió làm da ẩm ướt và dơ gây ngứa.
  • Đắp lá cây, chọc vỡ các bóng nước gây nhiễm trùng da.
  • Uống aspirin, dùng thuốc có chứa corticoid dạng uống hay bôi ngoài da làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Đưa trẻ đi khám bệnh ngay nếu có những biểu hiện

Khi trẻ trông mệt, số lượng bóng nước nhiều, có chứa mủ, máu; trẻ có thêm dấu hiệu sốt cao, nhức đầu, đau ngực, đau bụng, đau lưng, thở mệt. Bạn nên:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát
  • Dùng thuốc hạ sốt nhưng lưu ý tuyệt đối không dùng aspirine
  • Cho trẻ ngâm trong bồn nước ấm 1 – 3 lần mỗi ngày, lau nhẹ người bằng vải mềm, chú ý không làm vỡ bóng nước
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng ngừa nhiễm thêm vi trùng
  • Cắt ngắn móng tay cho trẻ, dạy trẻ không được gãi, trẻ nhỏ nên được đeo găng tay để không tự làm vỡ bóng nước
  • Cách ly trẻ bệnh khoảng 5 – 7 ngày để tránh lây lan.

Phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Tiêm ngừa nên thực hiện trước khi mùa bệnh xảy ra với trẻ

Bệnh thủy đậu ở trẻ em lây lan sớm, độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh. Vắc-xin được dùng tiêm ngừa cho người khỏe mạnh, chưa mắc bệnh trái rạ, từ 12 tháng tuổi trở đi. Liều tiêm ngừa chia làm hai nhóm tuổi: từ 12 tháng đến 12 tuổi chích một liều duy nhất, đối với trẻ từ 13 tuổi trở đi chích 2 liều, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 6 tuần, lưu ý sau chủng ngừa không uống aspirin trong ít nhất 6 tuần. Tiêm ngừa nên thực hiện trước khi mùa bệnh xảy ra, tiêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thể mắc bệnh do đã bị nhiễm bệnh mà vắc-xin chưa kịp có tác dụng.

 

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version