“Nên cho trẻ học tiếng Anh lúc mấy tuổi” là câu hỏi luôn khiến rất nhiều phụ huynh đau đầu vì cho trẻ học sớm quá thì có thể vô tình gây áp lực cho bé, còn học trễ thì sợ bé thua thiệt bạn bè. Do đó, ở bài viết này, Kyna for Kids sẽ phân tích cụ thể ưu nhược điểm của việc học tiếng Anh trong từng độ tuổi để bạn cân nhắc rồi quyết định.

Bởi vì không có độ tuổi nào là lý tưởng nhất để bắt đầu học tiếng Anh đối với tất cả các bé và mọi gia đình. Thời điểm này phụ thuộc vào trí não của bé, điều kiện gia đình và thời gian mà cha mẹ có thể dành để quan tâm con cái.

Nên cho trẻ học tiếng Anh lúc mấy tuổi giúp bé tiếp thu tốt?

Việc đầu tiên để xác định thời điểm bắt đầu cho con học tiếng Anh là lựa chọn: cho bé học song ngữ hay học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2. Nếu học song ngữ thì quá trình tiếp cận, thông hiểu tiếng Anh và tiếng Việt sẽ tương đương nhau, tức là trẻ bắt đầu học cùng lúc. Nếu học ngoại ngữ là ngôn ngữ thứ 2 thì có thể học tiếng Anh sau khi bé đã sử dụng tương đối tiếng Việt và khá trong việc phát âm, hiểu ngữ nghĩa các từ cơ bản, tự tạo lập câu…

Cụ thể trong trường hợp này, một số chuyên gia trong ngành đã đưa ra ý kiến:

  • Học song ngữ: lý tưởng nhất ở độ tuổi từ 2 – 4 tuổi. Phụ huynh không cần phải cho con đến trường lớp để học theo chương trình mà có thể để con tiếp cận tiếng Anh cho trẻ qua phim ảnh, bài hát, truyện tranh. Ngôn ngữ tiếng Việt vẫn dạy bình thường qua giao tiếp hàng ngày như những trẻ em khác.
  • Học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2: khi bé lên 6 – 7 tuổi. Ở độ tuổi này, vốn tiếng Việt của bé đã được tích luỹ chút ít. Nhiều bé có thể giao tiếp lưu loát bằng tiếng mẹ đẻ. Tiếng Anh lúc này trở thành một ngôn ngữ mới lạ.
Nên cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh sớm qua bài hát, phim hoạt hình, chương trình thiếu nhi do người bản xứ nói

Dạy tiếng Anh cho con từ nhỏ có lợi ích gì?

Cả hai phương pháp học song ngữ và học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 đều có những ưu/nhược điểm khác nhau. Đối với học song ngữ, trẻ có thể tiếp thu rất nhanh, phát âm chuẩn và nghe hiểu tốt tiếng Anh do từ nhỏ đã được tiếp xúc. Do đó, bé có thể nói tiếng Anh gần như giọng bản xứ. Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá sớm và đồng thời cả ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ khiến một số trẻ nhỏ bị loạn ngôn ngữ (có thể nghe – hiểu cả hai ngôn ngữ nhưng nhầm lẫn giữa tiếng Anh và tiếng Việt).

Chính vì những đặc điểm này, phụ huynh có thể tự trả lời cho mình câu hỏi: nên cho trẻ học tiếng Anh lúc mấy tuổi thì hợp lí? Bản thân cha mẹ phải tự cân nhắc những điểm được/mất của mỗi phương pháp bằng cách quan sát năng lực của con và lắng nghe nguyện vọng của các bé.

Nếu con bạn thông minh, nhanh trí và rất ham học hỏi thì nên cho bé tiếp xúc sớm với tiếng Anh. Ngược lại, trẻ rất thích những trò chơi vận động thể chất, vui chơi ngoài trời thì phụ huynh không nên bắt trẻ phải học tiếng Anh quá sớm.

Lời khuyên về độ tuổi tiếp cận tiếng Anh cho bé

Các chuyên gia cho rằng, trẻ em nếu có điều kiện vẫn nên được tiếp xúc nhẹ với tiếng Anh khi ở độ tuổi nhà trẻ. Những bài hát thiếu nhi tiếng Anh có ca từ đơn giản, giai điệu vui nhộn được phát xen lẫn với bài hát tiếng Việt giúp bé nhạy hơn với ngoại ngữ. Độ tuổi này không nên dạy tiếng Anh nhiều, sẽ làm bé nhầm lẫn giữa tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ.

Đến độ tuổi mẫu giáo, bé đã dần quen với việc học tại trường, phụ huynh bắt đầu cho con học tiếng Anh. Bởi vì lúc này việc học trên trường rất thoải mái, bé không bị nhồi nhét kiến thức nhưng đã có đủ kỷ luật để học hỏi và tiếp thu. Tăng cường học tiếng Anh ở giai đoạn này giúp bé nhạy cảm với ngoại ngữ và nâng cao khả năng tự học. Nhờ đó, con yêu của bạn có thể sử dụng tốt tiếng Anh trong suốt những năm sau này.

Trẻ mẫu giáo có thể học tiếng Anh qua truyện tranh để tăng thêm vốn từ vựng

Nếu để đến khi bé vào tiểu học mới cho tiếp cận tiếng Anh, áp lực bài vở nhiều môn học, thay đổi môi trường, cách sinh hoạt đột ngột cùng với một ngoại ngữ mới toanh dễ khiến con bạn đuối sức.

Lộ trình cho trẻ nhỏ tiếp xúc tiếng Anh tại nhà

Các nhà khoa học đã chứng minh, trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ qua ba giai đoạn: lắng nghe, tập nói và ghi nhớ từ vựng. Do đó, phụ huynh nên vận dụng lộ trình tự nhiên này để cho con tiếp xúc với tiếng Anh.

Trước hết, bạn hãy cho trẻ nghe nhiều tiếng Anh qua bài hát thiếu nhi, phim hoạt hình, chương trình dành cho trẻ em… Người nói nên là người bản xứ hoặc là người Việt có phát âm chuẩn để trẻ ghi nhớ âm chuẩn xác nhất.

Sau khi con yêu đã ngấm tiếng Anh vào đầu, đến một lúc thích hợp, trẻ sẽ tự nói thành tiếng. Bắt đầu là những tiếng được bé nghe nhiều nhất, dễ phát âm nhất. Có thể trẻ không hề hiểu nghĩa của từ vựng đó nhưng có thể lặp lại theo phát âm, giọng điệu một cách gần giống nhất (ngoại ngữ những bé bị ngọng).

Sau khi đã nói khá, bé sẽ tự trau dồi từ vựng bằng cách ghi nhớ và bắt chước. Giai đoạn này, phụ huynh nên cho trẻ nghe thêm nhiều chương trình, bài hát để cung cấp thêm vốn từ. Nếu trẻ sáng dạ, phụ huynh có thể dịch nghĩa từng từ cho bé tập ghi nhớ.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version