Facebook Twitter Instagram
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    • Tiếng Anh Theo Lớp
      • Tiếng Anh lớp 1
      • Tiếng Anh lớp 2
      • Tiếng Anh lớp 3
      • Tiếng Anh lớp 4
      • Tiếng Anh lớp 5
      • Bài tập tiếng anh
      • Đề thi tiếng anh
      • Từ vựng tiếng anh
    • Tiếng Anh Giải Trí
      • Phần mềm tiếng anh
      • Phim tiếng anh
      • Truyện tranh tiếng anh
    • Ebook
    • Nuôi Dạy Con
    • Bé nên học gì
      • Học tiếng anh video
      • Học toán tư duy
      • Tiếng anh 1 kèm 4
      • Tiếng anh 1 kèm 1
      • Tiếng anh doanh nghiệp
    • KynaEnglish
    Facebook Twitter Instagram
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    Home»Nuôi Dạy Con»Làm gì khi bé bị bạn bè chọc ghẹo ?
    Nuôi Dạy Con

    Làm gì khi bé bị bạn bè chọc ghẹo ?

    adminblogBy adminblogOctober 4, 2019Updated:October 4, 2019No Comments6 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Chọc ghẹo hay bắt nạt là một dấu hiệu phát triển nhận thức của trẻ trong lứa tuổi mẫu giáo, nhưng lại khiến trẻ bị tổn thương. Vậy mẹ nên làm gì khi con bị chọc ghẹo hay con chọc ghẹo bạn khác?

    Nguyên nhân các trò chọc ghẹo, bắt nạt ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo

    Chọc ghẹo nhau là một dấu hiệu phát triển bình thường trước khi bé trưởng thành. Tin tốt cho bạn là các bé hai tuổi hiếm khi cố ý chọc ghẹo bạn. Đó thật sự là một dấu hiệu của sự phát triển nhận thức.

    Các bé hai tuổi bắt đầu kiểm tra những ranh giới xung quanh môi trường sống để tìm hiểu xem bố mẹ bé sẽ chịu được cái gì. Vì thế, bé có thể nhìn vào mặt bạn trong khi bé cố ý làm một việc gì đó mà bé biết là không nên làm, chẳng hạn như ăn thêm một viên kẹo hoặc đá bóng trong nhà. Tương tự như vậy, bé học được cách chọc bạn phát điên bằng cách trêu tức bạn.

    Ngoài ra ở sân chơi, bé có thể gọi ai đó là “đần thúi” hoặc “đầu đất” thay vì nói chung chung. Một bé hai tuổi phát triển có thể sử dụng việc chọc ghẹo như một cách để xác định ranh giới: “Đi ra, bạn không thể chơi cùng chúng tớ!”. Hầu hết các bé đều nhận ra rằng, việc chọc ghẹo nhau khiến các bé bị tổn thương, cho dù bé chọc bạn hay bạn chọc bé.

    Mẹ nên làm gì khi bé bị bắt nạt, chọc ghẹo?

    Bạn không thể ngăn các bé khác chọc ghẹo bé nhà bạn, nhưng bạn có thể dạy bé ứng phó với tình huống này bằng những cách nhẹ nhàng sau:

    Cảm nhận nỗi đau của bé

    Đồng cảm với bé về chuyện sẽ tổn thương thế nào khi bé bị chọc ghẹo. Một bà mẹ có hai con cho biết: “Tôi liên tục bảo con trai tìm những bạn khác mà chơi cùng nhưng cách này xem ra không hiệu quả. Cuối cùng tôi nhận ra rằng bé muốn tôi hiểu cảm nhận của bé. Sau đó, tôi trao đổi với bé cách để giải quyết vấn đề”.

    Dạy bé cách nhờ sự giúp đỡ

    Khi bé lớn hơn, bé mới có thể thoát khỏi ảnh hưởng của việc bị chọc ghẹo, vì thế bạn không nên trông đợi điều đó ở một đứa trẻ hai tuổi. Nếu bé thật sự buồn về chuyện bị bạn bè chọc ghẹo, đặc biệt là nếu việc đó xảy ra thường xuyên, bé và cả bạn có thể nói chuyện với cô giáo hoặc bố mẹ của bạn bé về những gì đã xảy ra.

    Đừng để lời nói đùa hay gọi yêu của bạn phản tác dụng

    Có thể việc chọc ghẹo khiến bé buồn không xuất phát từ các bạn cùng chơi mà lại xuất phát từ bạn nhưng bạn lại không nhận ra. Lời nói đùa âu yếm là cách tốt để nuôi dưỡng khiếu hài hước của bé, nhưng nên áp dụng với bé đúng cách.

    Nếu bé có phản ứng tiêu cực, có lẽ bạn đã chạm phải vấn đề nhạy cảm của bé. Do đó, đừng đùa với bé về vấn đề mà bé đang tranh đấu, ví dụ như bé chưa học được cách đi vệ sinh, vì điều này chỉ làm bé thêm xấu hổ.

    Có lẽ quy tắc quan trọng nhất là không được trêu chọc các bé ở chốn đông người. Gọi bé bằng những biệt danh có thể khiến bé xấu hổ như: “Con heo nhỏ của mẹ” hoặc “mặt bánh bao”. Nên quan sát thái độ của bé để biết những giới hạn khi bạn ghẹo bé, chính bạn đang dạy con ngoan cách làm mọi người vui cười mà không làm tổn thương ai.

    Làm thế nào dạy con ngoan không bắt nạt, chọc ghẹo bạn bè?

    Đừng phản ứng thái quá

    Mặc dù bạn có thể buồn khi nghe những lời chọc ghẹo xuất phát từ chính bé con hai tuổi của mình. Trẻ hồn nhiên thông báo với bạn về những “chiến công” của mình, nhớ rằng chọc ghẹo ở độ tuổi của bé hiếm khi có ý nghĩa xúc phạm vì trên thực tế trẻ gần 3 tuổi thường không nhận thức rõ sự khác biệt về hành động và diện mạo.

    Chọc ghẹo cũng có thể là cách để bé kiểm soát tình huống. Bé có thể chọc ghẹo bạn cùng chơi để bạn ấy khóc thay vì giành lượt chơi của bạn, sau đó bé được chơi trước. Cuối cùng, bé ở độ tuổi này có thể bắt chước anh chị bé hoặc dò thử thái độ của bạn trước những phản ứng của bé.

    bé bị bạn bè chọc ghẹo
    Cách xử lý khi bé bị bạn bè chọc ghẹo

    Dạy con ngoan biết đồng cảm

    Cho dù bé chọc ghẹo vì lý do gì, bạn cần nói cho bé biết những ảnh hưởng trong cách cư xử để giúp bé cảm nhận được cảm giác của người khác. Vì vậy, nhắc khéo rằng bé cảm thấy thế nào khi có một ai đó nói bé quá ồn ào hoặc bé quá lùn… Nhấn mạnh với bé rằng vẻ bề ngoài của một người không nói lên bất cứ điều gì về việc người đó là ai. Cần chắc rằng bạn không thêm vào bất kỳ câu bình luận tiêu cực nào về diện mạo của con người.

    Giảm sự cạnh tranh – nguyên nhân của việc chọc ghẹo

    Nếu bé chọc ghẹo em, điều đó không nhất thiết có nghĩa là bé đang giận hoặc buồn em vì có thể bé chỉ muốn bạn để ý tới bé nhiều hơn. Để bé bớt chọc ghẹo em, bạn nên tạo điều kiện để bé có thời gian ở một mình với bạn. Thay vì gạt bé sang một bên, cố gắng làm bé cảm thấy mình quan trọng bằng cách ghi nhận sự giúp đỡ của bé trong việc chăm sóc em.

    Nhớ nhắc bé rằng bé là anh trai và biết nhiều trò chơi nên có thể dạy cho em. Đừng quên kể về những gì bé thích khi còn nhỏ, chơi ú òa hoặc nghe một bài hát và khuyến khích bé làm em vui theo cách tương tự. Bạn có thể khiến bé vui khi cho bé cảm giác mình quan trọng và có ích.

    Ngoài ra, ba mẹ trẻ có thể tham khảo các bài viết khác về nuôi dạy con tại Kyna.vn.

    Theo marrybaby.vn

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    adminblog
    • Website

    Related Posts

    Cấu trúc Will trong thì tương lai bạn đã biết dùng chưa?

    March 1, 2022

    Phương pháp luyện ngủ không nước mắt – giấc ngủ ngon cho bé

    March 2, 2021

    Phương pháp luyện ngủ Fading: Bé ngủ “không tiếng khóc”

    March 2, 2021

    Leave A Reply Cancel Reply

    Tìm kiếm bài viết
    Tải Đề – Luyện Thi

    Tải Đề Thi Cambridge 2023
    Lịch thi Cambridge 2023
    Các chứng chỉ Cambridge cần biết

    Thông tin Kyna English
    • Giới thiệu
    • Huống dẫn tải app
    • Hướng dẫn học
    • Câu hỏi thường gặp
    • Hotline: 1900636409
    Khóa học tại Kyna English
    • Học tiếng anh 1 kèm 1
    • Học tiếng anh ielts
    • Học tiếng anh cho người lớn
    • Luyện thi đại học môn tiếng anh
    • Học toán 1 kèm 1
    • Kyna English
    Social KynaForKids

    Facebook Twitter Instagram Pinterest
    © 2023 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version