Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    Facebook Twitter Instagram
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    • Tiếng Anh Theo Lớp
      • Tiếng Anh lớp 1
      • Tiếng Anh lớp 2
      • Tiếng Anh lớp 3
      • Tiếng Anh lớp 4
      • Tiếng Anh lớp 5
      • Bài tập tiếng anh
      • Đề thi tiếng anh
      • Từ vựng tiếng anh
    • Tiếng Anh Giải Trí
      • Phần mềm tiếng anh
      • Phim tiếng anh
      • Truyện tranh tiếng anh
    • Ebook
    • Nuôi Dạy Con
    • Bé nên học gì
      • Học tiếng anh video
      • Học toán tư duy
      • Tiếng anh 1 kèm 4
      • Tiếng anh 1 kèm 1
      • Tiếng anh doanh nghiệp
    • KynaEnglish
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    Home»Nuôi Dạy Con»Kiểm soát béo phì cho con
    Nuôi Dạy Con

    Kiểm soát béo phì cho con

    adminblogBy adminblogOctober 3, 2019Updated:October 3, 2019No Comments6 Mins Read
    Share
    Facebook Pinterest

    Béo phì ở trẻ khó chữa hơn suy dinh dưỡng. Có đến 70% số trẻ thừa cân, béo phì bị rối loạn mỡ máu, một yếu tố nguy cơ gây các tai biến tim mạch trong tương lai.

    Béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh chuyển hóa như mỡ máu, tiểu đường… Số trẻ em bị tiểu đường type 2 (không do bẩm sinh) trong những năm gần đây tăng nhanh, thậm chí có cháu mới 6 tuổi đã mắc bệnh. Một nghiên cứu mà Viện Dinh dưỡng thực hiện cho thấy, có đến 70% số trẻ thừa cân – béo phì bị rối loạn mỡ máu, một yếu tố nguy cơ gây xơ vữa mạch máu và các tai biến tim mạch.

    Theo Thạc sĩ bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc Gia, “Béo phì ở trẻ em khó điều trị hơn so với người lớn và so với trẻ suy dinh dưỡng” Nguyên nhân là những trẻ này thường rất thích ăn, ăn không kiềm chế được. Bố mẹ thương con nên cũng khó dứt khoát khi con đòi ăn. Việc khuyên các cháu rèn luyện thể lực càng không đơn giản khi thân hình trẻ đã nặng nề, dễ mệt khi tập, lại đã quá quen với việc ăn nhiều, vận động ít.

    Về phía bác sĩ, trong điều trị, họ không thể bắt trẻ nhịn ăn vài bữa hoặc dùng thuốc trong một số trường hợp như với người lớn. Vì vậy, theo bác sĩ Hải, để giảm béo cho trẻ, cần có sự kiên trì, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và các chuyên gia, đồng thời khéo léo thuyết phục để trẻ ý thức được sự cần thiết của việc giữ cân nặng bình thường.

    Lưu ý kiểm soát béo phì ở trẻ:

    Phải cho trẻ năng vận động

    Phụ huynh cần tạo điều kiện cho trẻ tập thể dục, chơi thể thao khoảng 30 phút rồi tăng dần lên 60 phút mỗi ngày và ít nhất 4-5 lần mỗi tuần. Nên tập các môn dùng sức trung bình và kéo dài như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, chạy bộ chậm, chơi bóng…

    Tập thói quen năng động trong mọi hoạt động của trẻ như đi thang bộ thay vì thang máy; đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ nếu có thể; phụ giúp cha mẹ làm việc nhà như quét nhà, lau nhà, tự dọn dẹp phòng riêng, chăm sóc vườn cây.

    Thời lượng tập thể dục cho từng lứa tuổi thay đổi theo từng trẻ. Bé 1-3 tuổi mỗi ngày dành 90 phút dành cho hoạt động thể lực có định hướng và 60 phút chơi tự do. Trẻ 4-6 tuổi phải có 60 phút dành cho hoạt động thể lực có định hướng và 60 phút chơi tự do. Có thể chia nhỏ ra thành những đợt tập thể dục 15 phút.

    Không để bé nằm, ngồi yên quá một giờ trừ khi ngủ, tối đa là 2 giờ. Một trong những cách hạn chế trẻ ngồi hay nằm yên là kiểm soát thời gian của bé trước màn hình tivi, vi tính, video game, đọc truyện.

    Cân chỉnh chế độ ăn

    Nên cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng, hạn chế ăn sau 20 giờ. Cho trẻ ăn chậm nhai kỹ, bữa ăn nên kéo dài tối thiểu 20 phút. Duy trì bữa ăn gia đình đều đặn. Lập giờ giấc các bữa ăn chính và bữa phụ cố định để trẻ biết rõ thời gian các bữa ăn.

    Phụ huynh làm gương cho trẻ về chế độ ăn lành mạnh với nhiều trái cây, rau xanh, giảm béo trong thực đơn hàng ngày. Không dự trữ thức ăn ngọt như bánh ngọt, kẹo, kem, chè, chocolate trong nhà. Tạo điều kiện thuận tiện cho trẻ chọn thức ăn vặt ít năng lượng bằng cách trữ sẵn trái cây, sữa chua, sữa ít béo không đường.

    béo phì ở trẻ
    Cho con ăn quá nhiều dẫn đến béo phì ở trẻ

    Nên ăn thịt nạc, cá, trứng và đậu hũ. Hạn chế chất béo như mỡ, phủ tạng động vật như gan, tim, cật, óc, da động vật, các món chiên nhiều dầu. Chọn phương pháp chế biến ít béo như hấp, luộc, nướng…

    Hạn chế những loại bánh nướng phết dầu bơ chế biến sẵn. Hạn chế thức uống có đường và thức ăn nhiều bột đường vì năng lượng dư sẽ chuyển thành mỡ. Hạn chế sử dụng dầu dừa vì làm tăng tạo cholesterol nội sinh. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh như gà tẩm bột chiên sẵn.

    Khuyến khích trẻ uống nước lọc, hạn chế thức uống có đường như nước ngọt, nước trái cây hương liệu. Cho trẻ biết không cần thiết ăn hết phần thức ăn, trẻ cảm thấy hết đói thì nên ngưng ăn. Ăn các món ăn phụ ít năng lượng như trái cây, rau – khoai – củ luộc, yaourt giảm béo, rau câu, sữa ít béo không đường…

    Chất xơ cũng góp phần kiểm soát cân nặng

    Rau và trái cây nên chiếm một thể tích lớn trong phần ăn. Ăn nhiều rau, trái cây trong và sau bữa ăn sẽ giúp trẻ cảm thấy no nhanh và kết thúc bữa ăn sớm. Cảm giác no này có thể kéo dài cả sau bữa ăn, đặc biệt có lợi với chế độ ăn kiêng. Chất xơ tan trong rau và trái cây còn giúp đào thải một lượng chất béo không có lợi cho sức khỏe qua đường ruột.

    Những quan niệm sai lầm:

    Một nguyên tắc cơ bản trong điều trị béo phì ở trẻ là không để bị dạ dày trống vì sẽ làm cho trẻ rơi vào tình trạng mỏi mệt, không tập trung, có nguy cơ ăn bù vào các bữa ăn sau. Tổng năng lượng hàng ngày quyết định việc tăng hay giảm cân chứ không phải là số bữa ăn trong ngày. Nên ăn nhiều bữa, mỗi bữa với số lượng ít tốt hơn ăn ít bữa với số lượng thực ăn lớn.

    Chế độ ăn giảm cân không được uống sữa: Trong thực đơn giảm cân vẫn có sữa vì sữa là nguồn cung cấp chính canxi giúp trẻ phát triển chiều cao. Loại sữa tốt nhất cho trẻ béo phì là sữa giảm béo (dành cho trẻ trên 6 tuổi), không đường vì năng lượng mỗi ly sữa không béo cung cấp chỉ tương đương nửa chén cơm. Ngoài ra sữa còn bổ sung vitamin và chất khoáng cần thiết bị thiếu hụt khi thực hiện chế độ ăn kiêng.

    Trên đây là bài viết chia sẻ cho ba mẹ cách chăm trẻ khi trẻ bị béo phì. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết nuôi con khác tại kyna.vn.

    tổng hợp

    Share. Facebook
    adminblog
    • Website

    Bài viết liên quan

    Cấu trúc Will trong thì tương lai bạn đã biết dùng chưa?

    March 1, 2022

    Phương pháp luyện ngủ không nước mắt – giấc ngủ ngon cho bé

    March 2, 2021

    Phương pháp luyện ngủ Fading: Bé ngủ “không tiếng khóc”

    March 2, 2021
    Học 1:1 Cùng Gia Sư Tiếng Anh
    kyna-english-hoc-thu-mienphi-banner-vuong
    Tìm kiếm bài viết
    Bài Viết Về Tiếng Anh

    [TOP 07] Trung Tâm Tiếng Anh Vĩnh Long Tốt Nhất

    April 21, 2023

    [TOP 09] Trung Tâm Tiếng Anh Ở Tây Ninh Tốt Nhất

    April 6, 2023

    [TOP 04] Trung Tâm Tiếng Anh Bạc Liêu Tốt Nhất

    March 24, 2023

    [TOP 08] Trung Tâm Tiếng Anh Đồng Tháp Tốt Nhất

    March 21, 2023

    [TOP 07] Trung tâm tiếng anh KonTum tốt nhất

    March 17, 2023
    Theo dõi kênh KYNA ENGLISH OFFICIAL
    banner-youtube-kynaforkids-300x250
    Từ vựng tiếng anh

    [TOP 25+] Châm ngôn tiếng anh hay về công việc ý nghĩa

    March 29, 2021

    [TOP 30+] Châm ngôn tiếng anh về thành công

    March 26, 2021

    35 châm ngôn tiếng anh về tình yêu hay nhất mọi thời đại

    March 26, 2021

    [TOP 50+] Từ vựng tiếng anh về đồ dùng trong nhà bếp

    March 24, 2021

    TOP 25+ Châm ngôn tiếng anh về gia đình ý nghĩa nhất

    March 12, 2021
    Tải Đề – Luyện Thi

    Tải Đề Thi Cambridge 2023
    Lịch thi Cambridge 2023
    Các chứng chỉ Cambridge cần biết

    Thông tin Kyna English
    • Giới thiệu
    • Huống dẫn tải app
    • Hướng dẫn học
    • Câu hỏi thường gặp
    • Hotline: 1900636409
    Khóa học tại Kyna English
    • Học tiếng anh 1 kèm 1
    • Học tiếng anh ielts
    • Học tiếng anh cho người lớn
    • Luyện thi đại học môn tiếng anh
    • Học toán 1 kèm 1
    • Kyna English
    Social KynaForKids

    fb kyna english tiktok kynaenglish

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version