Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da tác động lên một vùng thường được tã che kín và chứng này có thể phát sinh dù tã lót được làm bằng vải hay tã giấy sử dụng một lần rồi bỏ. Luôn luôn có mùi amôniăc khai nồng bốc ra từ tã lót.

Khi bé bị hăm tã, lớp da bị hăm có thể hơi đỏ, hoặc nứt nẻ và tấy đỏ với những đốm có mủ. Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu và phân tiếp xúc với da quá lâu. Các vi khuẩn trong phân trẻ phân hủy nước tiểu và giải phóng amoniac là một chất kích thích mạnh.

Hãm tả là gì

Trong những trường hợp như thế, chứng ban khởi sự xung quanh bộ phận sinh dục và nếu không được chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do trẻ tắm xong không được lau khô. Trong trường hợp này, chứng hăm tã chỉ xuất hiện ở những ngấn da phía trên đùi.

Nếu chứng hăm tã bao phủ phần lớn vùng có quấn tã mà bạn lại dùng tã lót bằng vải. thì chứng hăm tã có thể có nguyên nhân là do phản ứng dị ứng với các hóa chất trong bột giặt, hoặc trong thuốc tẩy vải. Phản ứng này là dấu hiệu sớm của bệnh chàm eczema.

Một chứng ban mà khởi sự từ quanh hậu môn và lan rộng ra mông và tới đùi có thể không phải là chứng hăm tã mà là một tình trạng nhiễm nấm gọi là bị đẹn hay tưa.

Hăm tã không nghiêm trọng, có thể đề phòng được dễ dàng và chữa được tại nhà.

Tóm lại Hăm tã chủ yếu do 3 nguyên nhân tạo thành: độ ẩm (quá nhiều), không khí (quá ít) và sự kích ứng (nước tiểu hoặc phân còn vương lại sau mỗl lần thay tã, mỹ phẩm cho việc tắm, sản phẩm từ quá trình giặt là…).

Hăm tã được chia làm nhiều dạng:

– Phổ biến nhất là chứng viêm da phồng (còn gọi là nổi ban do ma sát).

– Viêm da do nấm Candida (nhiễm khuẩn do nấm).

– Chàm bội nhiễm.

– Viêm da do tiết bã nhờn.

Hăm tã được định nghĩa đơn giản là: hăm (vùng dã bị kích ứng đỏ) + tã (vùng da bị quấn tã).

Triệu chứng của hăm tã :

– Da đỏ ở vùng quấn tã.

– Da đỏ bắt đầu xung quanh bộ phận sinh dục và đi kèm VỚI mùi amôniăc nồng nặc.

– Da căng, mỏng như giấy, lấm tấm đốm đỏ, ở giữa có mủ.

– Chứng da đỏ bắt đầu chung quanh hậu môn và lan rộng tớl đùi.

Những việc bạn nên làm:

Rửa đít sạch sẽ cho trẻ khi thấy đít trẻ có màu đỏ và sau đó thấm khô kỹ càng.

Bôi kem bảo vệ cho trẻ nhưng đừng bôi phấn rôm quanh bộ phận sinh dục của trẻ.

Năng thay tã và rửa đít cho trẻ (2-3 giờ một lần) và hãy để hở đít cho trẻ khi có thể.

Nên sử dụng loại tã dùng một lần vì loại này được thiết kế cho nước tiểu thấm xuyên qua bề dày tã trong khi vùng da sát da đít trẻ thì được glữ khô.

Bạn hãy kiểm tra trong miệng trẻ, nếu có những mảng trắng, hãy thử lau khô bằng khăn tay sạch. Nếu chúng để lại những mảng đỏ rớm máu, trẻ của bạn bị đẹn (tưa) và chứng bệnh này gây nên chứng hăm tã.

Đừng nên sử dụng quần nhựa vì chúng không cho không khí lưu thông quanh đít trẻ. Nếu trẻ của bạn sử dụng tã vải, nên ngâm tã thật kỹ bằng nước nóng, giặt kỹ và xả nước thật kỹ khi bạn giặt tã cho trẻ.

Nếu chứng hăm tã lặp đl lặp lại, hãy thay đổi kiểu tã cho trẻ.

Đối phó với chứng hăm tã

– Giữ cho mông của bé sạch sẽ và khô ráo. Điều này có nghĩa là nên hay tã cho bé càng thường xuyên càng tốt và chọn những thời điểm để mông bé được tự do.

– Khi thay tã, hãy để mông của bé được tiếp xúc với không khí vài phút trước khi bôi kem chống hăm. Đảm bảo mông của bé hoàn toàn khô ráo trước khi được thoa kem.

– Lau chùi vùng mông của bé với nước và khăn bông (hoặc quả bóng tắm cotton). Có thể thử một loại tã khác hoặc dùng loại sữa tắm khác.

– Kiểm tra chế độ dinh dưỡng của bé. Quá nhiều nước quả có thể ảnh hưởng đến lượng nước tiểu và độ pH trong phân – hai yếu tố hên quan đến hăm tã. Xem xét những loại quả thuộc họ cam quýt vì chúng có thể tạo nên những chất ăn da vùng bẹn.

Cần đưa trẻ đi khám khi:

Nếu chứng hăm không dịu đl trong 2-3 ngày; xuất hiện vết bỏng giộp hoặc mụn mủ thì cần đưa bé đi khám.

 

Nguồn Ebook : Triệu chứng và điều trị bênh ở trẻ em

Bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế chuẩn đoán của bạn sĩ

Bạn có thể mua sách để ủng hộ tác giả và NXB

Share.
Exit mobile version