Facebook Twitter Instagram
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    • Tiếng Anh Theo Lớp
      • Tiếng Anh lớp 1
      • Tiếng Anh lớp 2
      • Tiếng Anh lớp 3
      • Tiếng Anh lớp 4
      • Tiếng Anh lớp 5
      • Bài tập tiếng anh
      • Đề thi tiếng anh
      • Từ vựng tiếng anh
    • Tiếng Anh Giải Trí
      • Phần mềm tiếng anh
      • Phim tiếng anh
      • Truyện tranh tiếng anh
    • Ebook
    • Nuôi Dạy Con
    • Bé nên học gì
      • Học tiếng anh video
      • Học toán tư duy
      • Tiếng anh 1 kèm 4
      • Tiếng anh 1 kèm 1
      • Tiếng anh doanh nghiệp
    • KynaEnglish
    Facebook Twitter Instagram
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    Home»Nuôi Dạy Con»Các giai đoạn phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi
    Nuôi Dạy Con

    Các giai đoạn phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi

    adminblogBy adminblogMarch 7, 2018Updated:November 3, 2020No Comments8 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Các giai đoạn phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi
    Các giai đoạn phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Dựa vào các giai đoạn phát triển của thai nhi, mẹ có thể theo dõi sự phát triển và lớn mạnh từng ngày trong bụng mẹ. Những người lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và tình hình các giai đoạn phát triển của thai nhi. Cùng nghiên cứu bài viết sau nhé!

    1. Giai đoạn thụ thai

    Sự thụ tinh xảy ra khi “anh chàng” tinh binh may mắn nhất gặp gỡ và thâm nhập vào “nàng” trứng. Ngay lúc này, cấu tạo di truyền học đã hoàn thành, bao gồm cả giới tính của thai nhi. Khoảng ba ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ phân chia rất nhanh thành nhiều tế bào, đi qua ống dẫn trứng vào dạ con, bắt đầu quá trình làm tổ tại tử cung.

    Giai đoạn phát triển của thai nhi trong tuần đầu tiên
    Giai đoạn phát triển của thai nhi trong tuần đầu tiên

    2. Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 4 tuần tuổi

    Trong các giai đoạn phát triển của thai nhi thì lúc này cơ thể sẽ có nhiều thay đổi và nếu tinh ý, bạn có thể dễ dàng nhận biết thai kỳ đang diễn ra nhờ những dấu hiệu mang thai tuần đầu.

    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 4 tuần tuổi
    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 4 tuần tuổi

    Thai nhi 4 tuần tuổi đang trong quá trình phát triển các cấu trúc “tạo khuôn” cho mặt, cổ. Tim và các mạch máu cũng đang trên đà phát triển, trong khi phổi, dạ dày và gan mới chỉ bước đầu xây dựng những nền móng đầu tiên.

    3. Giai đoạn thai nhi 8 tuần tuổi

    Dài khoảng 2,5 cm, nặng khoảng vài gram, thai nhi 8 tuần tuổi có kích thước tương đương với một quả nho Mỹ. Nhỏ xíu mẹ nhỉ? Nhưng lúc này, cơ thể bé cưng đã phát triển đầy đủ hơn. Mí mắt và đôi tai của thai nhi đang thành hình, và mẹ bầu đã có thể trông thấy đầu mũi thai nhi thông qua ảnh siêu âm. Tay và chân của bé cũng đang dần dài ra, trong đó các ngón tay và ngón chân phát triển rõ ràng hơn hẳn.

    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 8 tuần tuổi
    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 8 tuần tuổi

    Xem chi tiết: Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi

    4. Giai đoạn đặc biệt, thai nhi 12 tuần tuổi

    Bước qua giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, thai nhi 12 tuần có vóc dáng hoàn chỉnh và đang dần cứng cáp. Mẹ bầu có thể dần dà cảm nhận được sự hiện diện diệu kỳ của con ở đầu tử cung, trên xương mu.

    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 12 tuần tuổi
    Các giai đoạn phát triển của thai nhi qua 12 tuần tuổi

    Vào lần khám thai và siêu âm định kỳ ở thời gian 12 tuần thai, bác sĩ đã có thể nghe được tim thai bằng những trang thiết bị đặc biệt. Các cơ quan giới tính của thai nhi lúc này bắt đầu trở nên rõ ràng hơn.

    5. Giai đoạn thai nhi ở tuần thứ 16

    Vào thời điểm tuần thai 16 tuần, thai nhi đã to bằng một quả bơ và có thể nằm lọt trong lòng bàn tay mẹ. Bé cưng khá nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và rất hay bị nấc cụt. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo nhé! Thai nhi nấc cụt là dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở của bé đang dần hoàn thiện hơn.

    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 16 tuần tuổi
    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 16 tuần tuổi

    Cảm nhận về đầu tử cung bên dưới rốn khoảng 4,5 cm đã trở nên khá rõ ràng. Mắt bé đã có thể chớp và tim cùng với các mạch máu đã hoàn toàn định hình. Các ngón tay và ngón chân của bé cũng đã có vân.

    6. Giai đoạn thai nhi được 20 tuần tuổi

    Thai nhi 20 tuần tuổi bắt đầu nặng gần 300 gram và dài hơn 15 cm. Bé con đã khá lớn rồi mẹ ơi! Tử cung của bạn lúc này có thể ở ngang vị trí với rốn. Thai nhi khi này có thể mút ngón tay, ngáp, duỗi và làm các khuôn mặt khác nhau. Sớm thôi, mẹ sẽ nhanh chóng cảm nhận được chuyển động của con trong bụng. Khoảnh khắc con yêu biết đạp quả thật vô cùng xúc động và diệu kỳ!

    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 20 tuần tuổi
    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 20 tuần tuổi

    7. Giai đoạn thai nhi ở 24 tuần tuổi

    Giờ đây, bé cưng đã có thể phản hồi với các thanh âm bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bé có thể hiểu được những lời mẹ thủ thỉ mỗi ngày. Cơ thể thai nhi cũng đã phát triển đầy đủ các chức năng. Khuôn mặt cũng gần giống với lúc chào đời, với đầy đủ lông mi, lông mày, tóc.

    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 24 tuần tuổi
    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 24 tuần tuổi

    8. Giai đoạn phát triển của thai nhi ở 28 tuần tuổi

    Thai nhi nặng khoảng hơn 1kg và thay đổi vị trí thường xuyên vào thời điểm này. Vào tuần thai thứ 28, tức là mẹ bầu đang ở cuối tam cá nguyệt thứ 2 và chuẩn bị “cán đích”, nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra. Mẹ bầu nên cực kỳ cẩn thận với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ lẫn con. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, ngay lập tức báo với bác sĩ để được thăm khám.

    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 28 tuần tuổi
    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 28 tuần tuổi

    Khả năng sống sót của bé con nếu “bất đắc dĩ” phải chào đời sớm ở 28 tuần tuổi cũng thuộc dạng khá cao. Tuy nhiên, cẩn tắc vô áy náy, mẹ bầu nên đăng ký tham gia các khóa học tiền sản để trang bị thêm kiến thức bảo vệ 2 mẹ con khỏi những tác động gây hại từ bên ngoài.

    9. Giai đoạn thai nhi 32 tuần tuổi phát triển thế nào?

    32 tuần tuổi, thai nhi nặng gần 2 kg và thường xuyên di chuyển xung quanh. Da của em bé ít có nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Từ thời điểm này cho đến khi sinh, thai nhi sẽ đạt thêm nửa trọng lượng tương tự lúc chào đời. Đây là lúc bạn nên hỏi bác sĩ cách làm biểu đồ chuyển động của bào thai. Hầu hết các mẹ bầu đều đi khám bác sĩ mỗi hai tuần ở giai đoạn này của thai kỳ.

    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 32 tuần tuổi
    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 32 tuần tuổi

    Thêm một lưu ý về cơ thể mẹ bầu ở tuần thai thứ 32: Bạn có thể nhận thấy chất lỏng màu vàng rỉ ra từ vú. Đó chính là sữa non, và đó là dấu hiệu cho thấy ngực của bạn đã sẵn sàng cho “công tác” sản xuất sữa nuôi bé. Đừng quên tham khảo thêm thông tin về những bí kíp tăng sữa mẹ.

    10. Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 36

    Trung bình, một em bé ở giai đoạn này “cao” khoảng 47 cm và nặng gần 2,7 ký. Não phát triển rất nhanh. Phổi phát triển gần như đầy đủ. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở vị trí xương chậu. Khi đã qua 37 tuần, việc mang thai và các giai đoạn phát triển của thai nhi có thể được xem là “đến hạn”. Khoảnh khắc mẹ và bé gặp nhau sẽ nhanh đến thôi.

    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 36 tuần tuổi
    Giai đoạn phát triển của thai nhi qua 36 tuần tuổi

    11. Giai đoạn hạnh phúc nhất, bé được ra đời ở tuần thai 40

    Ngày dự sinh của mẹ được ghi dấu vào ngày kết thúc tuần thứ 40. Ngày sinh được tính bằng cách sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Dựa vào cách này này, thai kỳ có thể kéo dài giữa 38 và 42 tuần với ngày sinh “đáo hạn” khoảng 40 tuần.

    Giai đoạn hạnh phúc của bất kỳ người phụ nào là nhìn thấy con chào đời ở tuần thứ 40
    Giai đoạn hạnh phúc của bất kỳ người phụ nào là nhìn thấy con chào đời ở tuần thứ 40

    Sưu tầm và biên tập

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    adminblog
    • Website

    Related Posts

    Cấu trúc Will trong thì tương lai bạn đã biết dùng chưa?

    March 1, 2022

    Phương pháp luyện ngủ không nước mắt – giấc ngủ ngon cho bé

    March 2, 2021

    Phương pháp luyện ngủ Fading: Bé ngủ “không tiếng khóc”

    March 2, 2021

    Leave A Reply Cancel Reply

    Tìm kiếm bài viết
    Tải Đề – Luyện Thi

    Tải Đề Thi Cambridge 2023
    Lịch thi Cambridge 2023
    Các chứng chỉ Cambridge cần biết

    Thông tin Kyna English
    • Giới thiệu
    • Huống dẫn tải app
    • Hướng dẫn học
    • Câu hỏi thường gặp
    • Hotline: 1900636409
    Khóa học tại Kyna English
    • Học tiếng anh 1 kèm 1
    • Học tiếng anh ielts
    • Học tiếng anh cho người lớn
    • Luyện thi đại học môn tiếng anh
    • Học toán 1 kèm 1
    • Kyna English
    Social KynaForKids

    Facebook Twitter Instagram Pinterest
    © 2023 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version