Bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị luôn là mối quan tâm của các bậc cha mẹ có con nhỏ, đặc biệt là vào lúc thời tiết thất thường. Trước tiên ba mẹ cần nắm rõ những biểu hiện của bệnh để có cách điều trị cho trẻ kịp thời

Biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ em 

– Giai đoạn chớm bệnh: Có thể trẻ sẽ chỉ sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc…

– Giai đoạn sau: Nếu trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát thì sẽ diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi…

Bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị tại nhà

Trước tiên cần làm sạch mũi trẻ bằng nước muối sinh lý

Tiếp theo, ba mẹ lấy một ít lá húng chanh giã giập rồi trộn với 1 thìa đường phèn và đem hấp cách thủy. Khi nước sôi được 30 phút, lấy ra và gạn nước cho trẻ uống 2 lần/ngày, chứng ho khò khè ở trẻ sẽ tiêu biến nhanh chóng.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị khi bệnh chuyển nặng

Nếu tình hình bệnh của trẻ chuyển nặng, ba mẹ nên cho bé nhập viện điều trị để các bác sỹ có thể theo dõi tình trạng bệnh và có cách điều trị thích hợp

Nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh thì dùng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ. Nếu không có kháng sinh đồ thì dựa vào lứa tuổi, diễn biến của bệnh mà lựa chọn các loại kháng sinh phổ rộng như: gentamycin, amoxilin, cefotaxim, cefuroxim…

Bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị cho trẻ dưới 2 tháng

Ba mẹ lưu ý: Tất cả trẻ dưới 2 tháng tuổi mắc viêm phổi đều được xem là nặng và cần phải nhập viện để chữa trị cho trẻ

Cách điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh tương tự như điều trị các nhiễm khuẩn nặng khác ở trẻ sơ sinh.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị cho trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi 

Trường hợp viêm phổi không nặng (chỉ ho và thở nhanh) thì điều trị ngoại trú, dùng cotrimoxazol hoặc dùng amoxycillin theo dõi sau 2 – 3 ngày, nếu đỡ điều trị đủ 5 – 7 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi nặng.

Viêm phổi nặng (có khó thở, co rút lồng ngực) điều trị tại bệnh viện. Dùng benzylpenicillin hoặc ampicillin. Theo dõi sau 2 – 3 ngày nếu đỡ tiếp tục dùng đủ 5 – 10 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi rất nặng.

Viêm phổi rất nặng (có khó thở, co rút lồng ngực, tím tái, li bì…). Cần điều trị tại bệnh viện benzylpenicillin phối hợp với gentamicin hoặc dùng chloramphenicol một đợt 5 – 10 ngày hoặc ampicillin kết hợp với gentamicin hoặc dùng cefuroxime.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị cho trẻ trên 5 tuổi 

Dùng benzylpenicillin hoặc cefuroxim hoặc ceftriaxon.

Đối với những trường hợp viêm phổi không điển hình, dùng erythromycin uống trong 10 ngày. Hoặc azithromycin, nếu cần thiết có thể dùng tới 7 – 10 ngày.

Viêm phổi ở trẻ em là một bệnh viêm đường hô hấp dưới nặng, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đồng thời, cần có các biện pháp phòng ngừa cơ bản không để bệnh xảy ra như thường xuyên giữ vệ sinh vùng mũi họng, giữ ấm khi thời tiết trở lạnh, cũng như thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ để tránh nhiễm lạnh, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng dinh dưỡng và các hoạt động thể lực.

Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm phổi

Nếu ba mẹ đã tìm hiểu về bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị thì thật thiếu sót nếu như không kể đến cách chăm sóc cho trẻ trong quá trình điều trị .Vì ngoài việc điều trị bằng thuốc và các phương pháp hỗ trợ ở bệnh viện thì cách chăm sóc đúng sẽ giúp trẻ sớm khỏi bệnh.

Đặc biệt với nguyên nhân gây viêm phổi do virus thì dùng thuốc kháng sinh gần như không có hiệu quả mà phụ thuộc khá nhiều vào quá trình chăm sóc cho trẻ tại nhà. Cụ thể:

  • Ba mẹ cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho bé, không kiêng cữ và cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, không cho trẻ ăn quá nhiều vào một bữa mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày
  • Cho trẻ ăn trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin A, C, E như: cà rốt, cà chua, dâu tây, bông cải xanh…sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm tình trạng viêm
  • Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như bột mì, ngũ cốc, gạo, đậu nành, đậu phụ, trứng gà….
  • Các nguồn cung cấp vitamin D, protein, canxi: các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp, sữa chua…
  • Cho trẻ uống đủ nước
Share.

Leave A Reply

Exit mobile version