Bệnh trĩ ở trẻ em là gì ?

Bệnh trĩ ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em và có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên trẻ em sẽ không thể tự nhận biết. Ba mẹ hãy xem những biểu hiện nào cần chú ý nhé

Bệnh trĩ là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn phình dãn quá mức. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em

Bé có những triệu chứng ăn khó tiêu và hay ngồi bồn cầu lâu

bệnh trĩ ở trẻ em

Bé bị đau mỗi khi đi đại tiện, tuy nhiên trẻ nhỏ không biết nguyên nhân. Vì vậy cha mẹ cần chú ý mỗi khi trẻ có biểu hiện đau hậu môn để có phương pháp điều trị kịp thời.

Các biểu hiện của bệnh trĩ ở trẻ em như khó đi đại tiện, chảy máu, phù thũng hoặc sa búi trĩ ở hậu môn ra ngoài… khá dễ để nhận biết.

Phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em

Nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ ở trẻ em là táo bón

Để trẻ không bị táo bón, cha mẹ cần tập thói quen đại tiện đúng giờ cho bé, kiên trì cho trẻ ngồi bô khoảng 10-15 phút. Sau vài tuần, trẻ sẽ quen. Đồng thời, chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh như rau cần, hẹ… kết hợp hoa quả (táo, dâu, cam đặc biệt là chuối); uống nước đun sôi để ấm.

bệnh trĩ ở trẻ em

Ngoài ra, có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống hơn 60ml và pha bằng nước sôi.

Khi trẻ bị táo bón, ba mẹ nên cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi lại tiến hành theo chiều tuần tự ngược lại để giúp nhuận tràng

Ba mẹ lưu ý không xoa mạnh tay và mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ có thể đi đại tiện dễ dàng được. Sau đó, vẫn tiếp tục xoa trong vòng 1 – 2 tuần nữa để tăng hiệu quả điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Ở nhà, ba mẹ có thể áp dụng một trong các cách sau để hạn chế tác hại của bệnh:

  • Lưu ý chế độ ăn uống của trẻ, tránh chỉ cho ăn một loại thức ăn; nên thường xuyên cho trẻ ăn các rau củ, hoa quả tươi và mật ong.
  • Giúp trẻ hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần.
  • Giữ vệ sinh vùng hậu môn, nên rửa nước nóng sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ, có thể dùng thuốc xông hơi bên ngoài để cải thiện tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh.

Ba mẹ nên chú ý, trẻ nhỏ còn thường gặp bệnh sa trực tràng. Bệnh này có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ ở trẻ em. Vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, khối sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng trước.

Share.
Exit mobile version