Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    Facebook Twitter Instagram
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    • Tiếng Anh Theo Lớp
      • Tiếng Anh lớp 1
      • Tiếng Anh lớp 2
      • Tiếng Anh lớp 3
      • Tiếng Anh lớp 4
      • Tiếng Anh lớp 5
      • Bài tập tiếng anh
      • Đề thi tiếng anh
      • Từ vựng tiếng anh
    • Tiếng Anh Giải Trí
      • Phần mềm tiếng anh
      • Phim tiếng anh
      • Truyện tranh tiếng anh
    • Ebook
    • Nuôi Dạy Con
    • Bé nên học gì
      • Học tiếng anh video
      • Học toán tư duy
      • Tiếng anh 1 kèm 4
      • Tiếng anh 1 kèm 1
      • Tiếng anh doanh nghiệp
    • KynaEnglish
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    Home»Bệnh Ở Trẻ»Bệnh tay chân miệng là gì? nguyên nhân và cách phòng tránh ở trẻ
    Bệnh Ở Trẻ

    Bệnh tay chân miệng là gì? nguyên nhân và cách phòng tránh ở trẻ

    adminblogBy adminblogAugust 6, 2019Updated:May 25, 2020No Comments6 Mins Read
    Share
    Facebook Pinterest

    Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. bệnh thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.

    Biểu hiện của bệnh ở trẻ là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và miệng. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như chốc, thuỷ đậu, dị ứng…

    Bệnh tay chân miệng
    Bệnh tay chân miệng

    Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng:

    Bệnh do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16. Ngoài ra, một số chủng virus Coxsackie nhóm A khác (A4-A7, A9, A10) hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Trong những năm gần đây, ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á xuất hiện những vụ dịch bệnh tay chân miệng do Enterovirus typ 71 gây nên.

    Khác với các chủng Coxsackie cổ điển, chủng Enterovirus typ 71 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ dm, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong, cần lưu ý là bệnh này không có liên quan gì đến bệnh lở mồm long móng ở gia súc, một bệnh gây ra bởl Aphthovirus.

    Tinh chất lây lan của bệnh tay chân miệng:

    Virus có tính chất lây lan rất mạnh. Virus truyền trực tiếp từ người sang người. Người lành bị nhiễm virus do hít hay nuốt phải các giọt nhỏ chất tiết đường tiêu hoá, hô hấp được phát tán khl bệnh nhân ho, hắt hơi.

    Virus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước hoặc tiếp xúc với phân của bệnh nhân. Trong vùng dịch, có rất nhiều trẻ em bị nhiễm và đào thải virus ra môi trường nhưng không phải tất cả trẻ đó có biểu hiện bệnh.

    Triệu chứng của bệnh tay chân miệng:

    Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 – 38,5°C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát: Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi: các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ.

    Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khl gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông.

    Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị. Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau.

    Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch VỚI bệnh cũng có thể mắc bệnh.

    Biến chứng bệnh tay chân miệng:

    Bệnh có thể gây biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi. Đây là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong, thường do chủng Enterovirus tip 71 gây ra.

    Chẩn đoán bệnh tay chân miệng:

    Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh và các yếu tố dịch tễ. Các xét nghiệm virus chủ yếu sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu khoa học.

    Chăm sóc và điều trị bênh tay chân miệng:

    Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Hiện không có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân.

    Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.

    Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.

    Phòng ngừa bệnh tay chân miệng:

    Hiện tại vẫn chưa có vaccln phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:

    • Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc VỚI bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.
    • Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.
    • Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.
    • Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có clo.
    • Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.
    • Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

     

    Nguồn Ebook : Triệu chứng và điều trị bênh ở trẻ em

    Bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế chuẩn đoán của bạn sĩ

    Bạn có thể mua sách để ủng hộ tác giả và NXB

    Share. Facebook
    adminblog
    • Website

    Bài viết liên quan

    Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    October 4, 2019

    Đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh khi ngủ ảnh hưởng đến não?

    October 4, 2019

    Lưu ý tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ khi hè đến

    October 4, 2019
    Học 1:1 Cùng Gia Sư Tiếng Anh
    kyna-english-hoc-thu-mienphi-banner-vuong
    Tìm kiếm bài viết
    Bài Viết Về Tiếng Anh

    [TOP 07] Trung Tâm Tiếng Anh Vĩnh Long Tốt Nhất

    April 21, 2023

    [TOP 09] Trung Tâm Tiếng Anh Ở Tây Ninh Tốt Nhất

    April 6, 2023

    [TOP 04] Trung Tâm Tiếng Anh Bạc Liêu Tốt Nhất

    March 24, 2023

    [TOP 08] Trung Tâm Tiếng Anh Đồng Tháp Tốt Nhất

    March 21, 2023

    [TOP 07] Trung tâm tiếng anh KonTum tốt nhất

    March 17, 2023
    Theo dõi kênh KYNA ENGLISH OFFICIAL
    banner-youtube-kynaforkids-300x250
    Từ vựng tiếng anh

    [TOP 25+] Châm ngôn tiếng anh hay về công việc ý nghĩa

    March 29, 2021

    [TOP 30+] Châm ngôn tiếng anh về thành công

    March 26, 2021

    35 châm ngôn tiếng anh về tình yêu hay nhất mọi thời đại

    March 26, 2021

    [TOP 50+] Từ vựng tiếng anh về đồ dùng trong nhà bếp

    March 24, 2021

    TOP 25+ Châm ngôn tiếng anh về gia đình ý nghĩa nhất

    March 12, 2021
    Tải Đề – Luyện Thi

    Tải Đề Thi Cambridge 2023
    Lịch thi Cambridge 2023
    Các chứng chỉ Cambridge cần biết

    Thông tin Kyna English
    • Giới thiệu
    • Huống dẫn tải app
    • Hướng dẫn học
    • Câu hỏi thường gặp
    • Hotline: 1900636409
    Khóa học tại Kyna English
    • Học tiếng anh 1 kèm 1
    • Học tiếng anh ielts
    • Học tiếng anh cho người lớn
    • Luyện thi đại học môn tiếng anh
    • Học toán 1 kèm 1
    • Kyna English
    Social KynaForKids

    fb kyna english tiktok kynaenglish

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version