Bệnh quai bị ở trẻ em là bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi thời tiết dần chuyển lạnh và bệnh thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi. Quai bị có tên khoa học là Paramyxovirus, chủ yếu lây qua đường hô hấp do nước bọt nhiễm trùng khi nói chuyện với nhau, ăn uống chung, ho hoặc hắt hơi. Bệnh không gây nguy hiểm nhiều, nhưng nếu trẻ không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì biến chứng vô cùng lớn. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý để tránh những sai lầm khi trẻ bị mắc bệnh này.

Bệnh quai bị ở trẻ em là bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi thời tiết dần chuyển lạnh

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị

Có những dấu hiệu của bệnh quai bị ở trẻ em, điển hình như sau:

  • Trước khi bị bệnh, trẻ em có dấu hiệu khó chịu, khó ở trong người. Thường kéo dài 1 đến 2 ngày.
  • Sốt khá cao, từ 38 đến 40 độ, kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày.
  • Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió và hơi ớn lạnh.
  • Bị chảy nước bọt, sưng dần tuyến nước bọt ở khu vực mang tai. Sau đó sưng má (một bên hoặc cả hai bên), đau khi nuốt nước bọt.

Cách chữa trị bệnh quai bị ở trẻ em

Cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để chẩn đoán bệnh chính xác

Đầu tiên, khi có những dấu hiệu dù là nhẹ của bệnh thì cần đưa trẻ đi khám ngay tại các phòng khám hay trung tâm y tế để chuẩn đoán bệnh một cách chính xác. Bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng nếu chăm sóc không đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng. Hiện nay bệnh quai bị ở trẻ em vẫn chưa có thuốc đặc trị, thường trẻ sẽ được chăm sóc tại nhà để bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày. Bạn cần phải chú ý chăm sóc trẻ như sau:

  • Cho trẻ sử dụng thuốc Acetaminophen để giảm đau và hạ sốt. Không dùng thuốc Aspirin vì thuốc này không dùng để chữa bệnh quai bị mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tốt nhất, nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ uy tín.
  • Trẻ thường bị sốt, để hạ thân nhiệt cho trẻ thì cha mẹ nên dùng khăn ấm lau qua người. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời kỳ bệnh. Bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm để áp vào bên má bị đau.
  • Cho trẻ ăn những món dễ nuốt như cháo, súp… để tránh trẻ va chạm vào những vết sưng. Có thể ăn bằng ống hút nếu trẻ quá đau.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để hạ nhiệt độ. Để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé nên bổ sung thêm các loại nước chứa chất dinh dưỡng khác như sữa, nước ép hoa quả…. để bù lượng nước đã mất trong cơ thể. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để trẻ súc miệng nhằm tránh khô miệng.
  • Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.
  • Thường xuyên theo dõi biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ em. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như choáng váng, nôn mửa thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Cách phòng ngừa bệnh quai bị

Khi trẻ đã mắc bệnh, thì từ đó về sau trẻ sẽ không bao giờ mắc bệnh quai bị nữa. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng khi trẻ dưới 1 tuổi. Hiện nay, có một mũi tiêm có thể phòng chống được cả 3 bệnh: quai bị, sởi, rubela.

Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp ích được cho những bậc phụ huynh đang nuôi dạy con. Chúng tôi rất mong góp sức phần nào để chăm sóc sức khỏe con của bạn.

Share.
Exit mobile version