Bệnh nấm miệng ở trẻ em là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng, không dễ lây và có thể trị bằng thuốc kháng nấm.

Đây là tình trạng nấm Candida albicans phát triển vượt mức kiểm soát ở niêm mạc miệng. Candida vốn thường trú trong miệng nhưng đôi khi chúng phát triển quá mức và gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ em

Triệu chứng bệnh nấm miệng ở trẻ em 

  • Xuất hiện những vết màu trắng kem ở lưỡi, vòm miệng, niêm mạc má, đôi khi trên nướu răng và amidan;
  • Tổn thương nổi lên trong miệng có hình dáng giống miếng pho mát;
  • Miệng đỏ hoặc đau nhức khiến trẻ biếng ăn vì đau khi nhai hoặc nuốt
  • Có thể chảy máu nhẹ nếu nơi nhiễm bị cọ xát hoặc cào;
  • Mất vị giác.
Bệnh nấm miệng ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm miệng ở trẻ em 

Chủ yếu liên quan đến việc vệ sinh răng miệng của bé

Nếu trẻ bú sữa hoặc ăn xong mà không được vệ sinh răng miệng tốt, không uống nước tráng miệng thì cặn sữa ứ đọng lâu ngày sẽ lên men, tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển, chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh. Bệnh nấm miệng ờ trẻ em thường gặp ở trẻ yếu ớt, đặc biệt là trẻ sơ sinh, sinh thiếu tháng.

Ở trẻ lớn, nếu không đánh răng sau khi ăn, hay ăn ngọt, ăn đêm cũng khiến nấm có môi trường thuận lợi để phát triển gây bệnh.Bệnh cũng có thể lây qua đầu vú cao su hoặc dụng cụ pha sữa.

Tác hại của bệnh nấm miệng ở trẻ em 

Bệnh nấm miệng ở trẻ em khiến bé biếng ăn, ăn không ngon, bỏ ăn vì đau miệng. Lâu dần có thể dẫn đến suy dinh dưỡng độ 1. Ngoài ra, bé còn bị đau rát họng, kích thích, nôn ói.

Bệnh nấm miệng ở trẻ em sẽ làm trẻ đau rát, khó chịu

Có vài trường hợp bé không bị nấm miệng nhưng mẹ lại nghĩ con mắc bệnh nên tự ý cho bé uống thuốc, rơ miệng kháng nấm không cần thiết trong thời gian dài,việc này làm tổn thương các nụ vị giác trên lưỡi bé, gây đau và làm trẻ mất cảm giác ngon miệng khi ăn.

Vì vậy, khi thấy bé có những biểu hiện đặc trưng của bệnh nấm miệng ở trẻ em thì mẹ mới nên rơ miệng cho bé

Phòng bệnh nấm miệng ở trẻ em

Mẹ có thể phòng bệnh nấm miệng cho trẻ khi vừa mới chào đời bằng cách:

  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lưỡi của trẻ đúng cách và thường xuyên.
  • Sau khi cho bé bú, ăn bột, mẹ nên cho bé uống nước để làm sạch vùng khoang miệng và lưỡi
  • Thỉnh thoảng, mẹ dùng ít dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ
  • Riêng đối với trẻ sơ sinh, mẹ phải dùng gạc mềm và sạch, thấm một ít nước muối sinh lý để lau lưỡi cho trẻ.
  • Đối với trẻ lớn hơn thì mẹ nên dạy trẻ cách tự vệ sinh và súc miệng. Đặc biệt là nên hạn chế không cho con ăn vặt, ăn bánh kẹo, uống nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo môi trường cho nấm sinh sôi.
  • Cách trị bệnh nấm miệng ở trẻ em

Đối với trẻ khỏe mạnh thì sử dụng biện pháp rơ miệng tại chỗ bằng thuốc kháng nấm nystatin dạng uống nghiền nát hay dạng bột hòa nước, tuy nhiên hoạt chất này có vị khó chịu và một số trẻ không chấp nhận mùi vị này.

Miconazole oral gel rơ miệng tại chỗ hiệu quả hơn nystatin, đa số các bé dễ chịu với mùi vị này. Hơn nữa, dạng gel thuận tiện cho mẹ khi sử dụng và không tốn công nghiền thuốc.

Fluconazole mặc dù có hiệu quả nhưng không được phép sử dụng dù trẻ có hệ miễn dịch bình thường

Thuốc tím Gentian có thể hiệu quả nhưng gây loét niêm mạc và bẩn da, áo quần.

Cha mẹ tuyệt đối không nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong vì trong mật ong có thể chứa bào tử vi khuẩn clostradium botulinum, loại này có thể chuyển thành vi khuẩn sống gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra để phòng tránh cho các bệnh cho trẻ thì bạn có thể tham khảo thêm khoá học các bệnh thường gặp ở trẻ của ThS BS Đinh Thạc / Phó Trưởng Phòng Chỉ Đạo Tuyến Bệnh viện Nhi đồng I để bổ sung thêm về kiến thức chăm sóc trẻ em.

Share.
Exit mobile version