Bệnh điếc tai phần nào hay hoàn toàn thường do khiếm khuyết bẩm sinh – có nghĩa là từ lúc sinh -hay do một bệnh mắc phải trong thời gian sáu tuần lễ đầu đời của trẻ.

Bình thường thì bé cũng còn nghe thấy được chút ít, nên nếu được chẩn đoán sớm, những máy nghe phụ trợ cùng với sự kích thích xúc giác và thị giác có thể giúp cho trẻ tập nól được.

Bệnh điếc tai ở trẻ

Một đứa trẻ cũng có thể bị lãng tai do một bệnh nhiễm trùng tai như tai đóng mủ hay viêm tai giữa, hoặc đóng nút ráy tal ở ống ngoài. Vấn đề đối VỚI cha, mẹ là làm sao nhận biết được con mình có điếc hay không.

Phát hiện được chứng điếc tal ở một trẻ sơ sinh không phải là dễ: mọi trẻ đều phát âm ra những tiếng lọc ọc cho đến sáu tháng tuổi, và những tiếng động lớn không có vẻ làm rộn những em nhỏ.

Tuy nhiên, sau khoảng bốn đến sáu tháng tuổi, một trẻ điếc tai có thể trở nên yên lặng và thường không bi bô như một trẻ bình thường, vì nó không nhận ra được sự khích lệ của giọng nói chính mình hay của giọng nói một người khác.

Nếu một trẻ không nghe được thì học nól có thể là một việc làm vô cùng khó khăn. Phần lớn ngôn ngữ của một đứa trẻ phải được tiếp thu trước khl tập nól. Do đó, đứa trẻ càng mất khả năng nghe lâu chừng nào, thì nó càng chậm trao đổi với người khác bấy nhiêu. Ngay cả trường hợp chỉ điếc một phần thôi cũng sẽ gây trở ngại cho việc học nói của trẻ.

Bệnh điếc ở trẻ nhỏ có thể là bẩm sinh (do bệnh di truyền, bệnh trong thời kỳ bào thai, do đẻ non, đẻ khó, bị ngạt…) hoặc xuất hiện ở tuổi chưa phát triển đầy đủ ngôn ngữ (trước 5 tuổi) do viêm tai, viêm não – màng não. Các bệnh nhiễm virus (như SỞI, quai bị) hay nhiễm độc (đặc biệt là nhiễm độc thuốc) đều có thể gây điếc.

Những dáu hiệu của bệnh điếc ở trẻ:

Trẻ ở lứa tuổi vườn trẻ và mẩu giáo:

  • Thiếu phản ứng đốl vớl các âm thanh, không chú ý, không vâng lời do không hiểu hoặc hiểu không rõ những gì người khác nói.
  • Phát triển mạnh thứ ngôn ngữ bằng nét mặt và điệu bộ (nếu như trẻ hiếu động, thông minh và có nhu cầu giao tiếp).
  • Một số trẻ trở nên hung dữ, hay cáu gắt hoặc tính khí khác thường do trẻ thấy cô độc, thấy khó khăn trong việc hiểu người khác và làm cho người xung quanh hiểu mình.

Trẻ ở tuổi đi học:

  • Trẻ chậm nói. ít nói, diễn đạt khó khăn, phát âm sai…
  • Học kém. học chậm, thiếu vâng lời… do chi tiếp nhận một phần nhỏ lời giảng của giáo viên.
  • Một số trẻ có sự rối loạn về tính tình do bị quở trách, trêu chọc.

Ngoài ra. cha mẹ cần lưu ý khi trẻ có dị hình vành tai hay ống tai ngoài, viêm mũi – họng, đau hoặc viêm tai…

Những việc cần làm với bệnh điếc ở trẻ:

Hãy thử khả năng nghe của trẻ bằng cách gây tiếng động khá lớn khi trẻ đang xoay đầu đi đằng khác, để xem trẻ có quay lại không. Hãy chú ý đừng để trẻ nhìn thấy bạn.

Nếu trẻ có phản xạ quay lại; hãy tạo những âm thanh nhỏ dần đi và nhận xét xem âm thanh nhỏ đến mức độ nào khi trẻ hết nghe thấy. Nếu trẻ có vấn đề về thính giác, bạn hãy đưa trẻ đi khám bệnh để được điều trị thích hợp. Máy trợ thính là một công cụ hiệu quả để nâng sức nghe cho người điếc và một phương ưện phổ biến để luyện nghe.

Luyện nghe cho trẻ điếc:

Luyện nghe cho trẻ điếc bằng cách tận dụng và luyện các phần thính giác còn sót lạl ở trẻ.

Quá trình luyện nghe chia làm bốn giai đoạn:

  • Tập nghe.
  • Tập phân biệt các âm thanh đã nghe.
  • Tập nghe tiếng nói một cách tổng thể.
  • Phân tích và hiểu được lời nói.

Download Ebook “CHỜ ĐẾN MẪU GIÁO THÌ ĐÃ MUỘN”

Nguồn Ebook : Triệu chứng và điều trị bênh ở trẻ em

Bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế chuẩn đoán của bạn sĩ

Bạn có thể mua sách để ủng hộ tác giả và NXB

Share.
Exit mobile version