Bệnh cúm (infiuenza) do vi rút cúm gây ra, gây những triệu chứng nặng hơn nhất ià ở trẻ em mang bệnh kinh niên như bệnh tìm. bệnh suyễn, bệnh tiểu đường, trẻ thiếu tháng, V…V…
Những trẻ này sức đề kháng yếu trước sự tấn công của siêu vi trùng cúm và được bác sĩ cho tiêm phòng trước mùa đông. Cũng nên nhớ, tiêm phòng cúm chỉ ngừa được bệnh cúm “chính hiệu” chứ không ngừa được những bệnh cảm thông thường.

Bệnh cúm, cũng gỉống như bệnh cảm thường, là do siêu vi trùng gây nên. Vì rằng đây là một bệnh nhiễm siêu vi trùng, nên không có thuốc chữa trị cho bệnh cúm và bệnh kéo dài trung bình từ ba đến bốn ngày. Trừ khi có nhiễm trùng thứ phát, trong đa số trường hợp chỉ cần chữa trị các triệu chứng ià đủ.
Là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi vi rút cúm iây truyền nhanh, thường gây thành dịch nhỏ, có tính chất địa phương, đôi khi thành những vụ dịch iớn. Sau thời gian nung bệnh ngắn, khoảng một ngày, bệnh khởi phát rất đột ngột. Trẻ em iớn hay mắc bệnh cúm hơn trẻ em còn bú.
Triệu chứng của bệnh cúm:
Bệnh cúm có nhiều thể iâm sàng, thể thường gặp ià:
– Sổ mũi. ngạt mũi.
– Đau họng, miệng đắng, buồn nôn. táo bón.
– Ho. có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam.
– Thân nhiệt tăng iên 39-40°C ngay ngày đầu, kéo dài 3-5 ngày.
– iạnh run nhiều iần trong ngày.
– Đau nhức toàn thân: đầu đau như búa bổ, đau các cơ xương khớp, chân tay rã rời.
– Tiêu chảy, nôn mửa hay buồn nôn.
– Yếu ớt và ngủ ii bì.
– Mặt bừng bừng, da khô nóng.
– Mắt chói, chảy nước mắt.
Sau đó nhiệt độ giảm dần, các triệu chứng toàn thân giảm dần trong 5-7 ngày.
Bệnh cúm ở trẻ em dưới 5 tuổi thường nhẹ, sốt như cảm iạnh. Ở trẻ sơ sinh, biểu hiện: viêm tai, viễm chũm, viêm thanh quản cấp, có khi nhiễm độc thần kinh nặng nề.
Ngoài ra còn nhiều thể không rõ triệu chứng hoặc thể nhẹ, giống cảm iạnh: chỉ có hắt hơi, sổ mũi, ho, có thể gặp thể nặng, rất nặng do biến chứng hô hấp, tim mạch, thần kinh.
Biến chứng bệnh cúm:
Hô hấp ià biến chứng chủ yếu và nặng nhất: viêm phổi tiên phát và thứ phát, trong đó viêm phổi tiên phát ià nặng nhất: nhiệt độ không giảm vào ngày 3-5 mà tiếp diễn, kèm khó thở, thở gấp, tím tái, khạc đờm có khi iẫn máu nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn rồi tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị.
Bệnh cúm còn đánh thức những bệnh tiềm tàng như viêm tai, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu…
Bệnh cúm ác tính hiếm gặp nhưng tử vong cao, khởi đầu như cúm thường, rồi xuất hiện hội chứng suy hô hấp do phù phổi cấp tính gây tử vong do thiếu ôxy máu không khắc phục được.
Cách phòng ngừa bệnh cúm:
Có hai biện pháp ngăn ngừa bệnh cúm: tiêm phòng và uống thuốc ngừa. Tiêm phòng ià biện pháp an toàn hữu hiệu và kinh tế hơn cả. Thuốc tiêm phòng gồm những siêu vi trùng (vi rút) đã được iàm tê iiệt (inactivated), sau khi tiêm vào cơ thể, do sự tiếp xúc VỚI vi rút, cơ thể sinh ra những chất kháng thể để chống iại bệnh cúm và giúp cho chúng ta tránh được bệnh dù có dịch xảy ra, hoặc nếu bệnh cũng chỉ nhẹ thôi. NÓI chung thuốc tiêm phòng cúm hữu hiệu chừng 70% cho tới 80%.
Những trẻ thuộc các nhóm sau đây cần được tiêm phòng cúm:
Những trẻ trên 6 tháng tuổi bị bệnh kinh niên về hô hấp (như suyễn), bệnh đường tim mạch (như bệnh tim, bệnh tiểu đường).
Những trẻ phải uống Aspirin lâu dài như những trẻ mắc chứng Kawasaki là một bệnh làm cho trẻ sốt kéo dài, lở miệng, đỏ mắt và có những hậu quả về tim mạch.
Đối với các trẻ em khác, có thể tiêm phòng
cúm theo yêu cầu của cha mẹ (như sinh viên hoặc học sinh nội trú, học sinh tại các trường trẻ tàn tật, những nơi đông trẻ em dễ bị iây) cần phải bàn từng trường hợp một VỚI bác sĩ.
Những trẻ từng có phản ứng mạnh với trứng nói chung không nên dùng thuốc tiêm phòng bệnh cúm vì trong thuốc tiêm phòng có những vết protein của trứng iúc bào chế. Nếu bạn hoặc con bạn bị nổi mề đay, hoặc sưng môi, sưng iưỡi, hoặc khó thở, hoặc ngất xỉu sau khi ăn trứng, phải tránh tiêm phòng cúm và cho bác sĩ biết mình bị những triệu chứng vừa kể.
Mỗi năm phải tiêm iại một iần vì thuốc phần iớn chỉ hiệu nghiệm cho vi rút cúm năm đó. iần đầu được tiêm, trẻ dưới 9 tuổi sẽ phải tiêm 2 iần trong năm đầu. Những người không tiêm kịp hoặc không thể tiêm có thể uống thuốc để ngừa cúm ioại A nếu dịch cúm xảy ra. Thuốc này ít dùng ở trẻ nhỏ.
Chăm sóc và điều trị bệnh cúm:
Ngay trong trường hợp bệnh cúm đỉ kèm với sốt cao, hiếm khi có biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng như trong mọi bệnh nhiễm siêu vi trùng, sức đề kháng tự nhiên của cơ thể giảm sút, và sinh ra một bệnh nhiễm trùng thứ phát, như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa hay viêm xoang. Bệnh cúm bao giờ cũng nghiêm trọng ở một đứa trẻ phổi yếu vì sẵn bị suyễn, hoặc có bệnh như bệnh tiểu đường chẳng hạn.
Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị cúm, cứ cách ba hay bốn giờ. bạn kiểm tra thân nhiệt trẻ và nếu trẻ không hạ nhiệt trong vòng 36 giờ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Cho trẻ nằm nghỉ tại giường.
Đừng ép trẻ ăn; cẩn thận nên cho trẻ uống nhiều nước nhưng chớ cho trẻ uống sữa nếu trẻ bị tiêu chảy. Cách tốt nhất để bù nước mất đi do đổ mồ hôi và sốt ià cho trẻ uống những iượng nhỏ nước quả ép pha ioãng hoặc nước. Nếu trẻ sốt hãy cho trẻ ăn iỏng (cháo, sữa).
Nếu nổi ban ngay sau khi bắt đầu có triệu chứng cúm. có thể trẻ bị lên sởi, chứ không phải bị cảm cúm.
Bạn có thể đề phòng bệnh cúm bằng cách cho trẻ tiêm phòng vắcxin bệnh cúm.
Hạ sốt cho trẻ, cho trẻ súc miệng bằng nước muối, nhỏ mủi. Không tuỳ tiện dùng kháng sinh. Khi chớm bệnh cúm, cần kịp thời triển khai các biện pháp phòng bệnh ngăn chặn dịch lan truyền.
Khi phát hiện trẻ bị bệnh, nên cách li tại nhà. và đặc biệt không để trẻ tiếp xúc với những người mang thai.
Khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh thì người nhà cần mang khẩu trang dày 4 lớp gạc, tránh tiếp xúc với người bệnh ở khoảng cách gần (dưới im).
Bài viết có sự tham khảo tại: