Bệnh còi xương dinh dưỡng là bệnh do thiếu vitamin D làm cho chuyển hoá canxi và photpho bị rối loạn, gây nên những tổn thương xương. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, là iứa tuổi mà hệ xương phát triển rất mạnh.

Trong cơ thể, vitamin D có vai trò điều hòa chuyển hóa canxi và phôtpho, giúp cơ thể tăng hấp thu và sử dụng canxi của thức ăn, kích thích quá trình chuyển canxi vào xương nhờ tạo thành các iiên kết canxi-phôtpho cần thiết.

Bệnh còi xương

Cơ thể trẻ được nhận vitamin D như thế nào?

– Từ thức ăn: sữa mẹ. gan, lòng đỏ trứng, sữa bò, dầu gan cá… là những thực phẩm có hàm lượng vitamin D tương đối tốt; ngũ cốc và rau quả nghèo vitamin D.

– Từ vitamin D nội sinh: Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, vitamin D được tổng hợp ở da, mức độ tổng hợp vitamin D rất khác nhau tùy theo khí hậu, độ chiếu ánh nắng, màu da (da màu cũng cản trở sự tổng hợp vitamin D).

Nguyên nhân khiến trẻ còi xương:

– Nguyên nhân chính dẫn đến còi xương là thiếu vitamin D trong khẩu phần ăn (hàm lượng vitamin D trong thực phẩm thường rất thấp) và thiếu sự chiếu nắng mặt trời.

Thiếu ánh nắng mặt trời:

Do bức xạ của ha cực tím ở ánh sáng mặt trời, chất 7 – dehydrochoiesteroi ở da được biến thành vitamin D3. Thiếu ánh nắng mặt trời khi: nhà ở chật chội, tối tăm hoặc do tập quán sai lầm, không cho trẻ ra ngoài trời. Thời tiết sương mù u ám hay không khí bị ô nhiễm vì khói của các nhà máy.

Chế độ ăn uống:

Chế độ ăn uống thiếu các loại vitamin tan trong mỡ, nhất là vitamin D: trẻ em ăn nhiều bột, ăn sữa bò.

Triệu chứng của bệnh còi xương:

– Thời kỳ 1: Các triệu chứng ở xương chưa có. Trẻ chỉ có các triệu chứng không đặc biệt như: quấy khóc, ra mồ hôi, rụng tóc ở vùng gáy.

– Thời kỳ 2: Các triệu chứng ở xương rõ: đầu mềm, thóp chậm liền, răng mọc chậm, nhuyễn sọ, gù lưng.

Những việc bạn nên làm:

– Nên cho trẻ ăn theo chế độ ăn nhiều protein, chất béo. Cho ăn các thức ăn có nhiều vitamin D như trứng gà, dầu cá.

– Nếu trẻ bị gù, hãy đặt trẻ nằm sấp và xoa bóp hàng ngày.

Bạn không nên:

– Kiêng kĩ, giữ gìn trẻ một cách thái quá, không cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh.

– Không iạm dụng vitamin D để tránh tình trạng trẻ bị ngộ độc vitamin D. Khi dùng nhiều vitamin D2 (iiều cao 10-15mg) có thể nguy hiểm.

Hậu quả của việc thiếu vitamin D:

Bệnh còi xương ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến sự phát triển thể chất, vận động và có thể gây biến dạng xương của trẻ, đặc biệt với các em gái còn ảnh hưởng tới quá trình sinh đẻ sau này (do khung chậu hẹp).

Nếu không phát hiện được còi xương sớm để có hướng điều trị và chăm sóc kịp thời sẽ có các biểu hiện: iồng ngực có chuỗi hạt sườn, ngực nhô ra phía trước như ngực gà, cột sống có thể gù vẹo, khung chậu biến dạng làm cho khung chậu hẹp, các đầu xương dài bè ra tạo nên vòng cổ tay và cổ chân.

Xương chi dưới cong nên chân vòng kiềng có chữ hình o hoặc chân chữ bát có hình chữ X, ngoài ra trẻ còn bị xanh xao thiếu máu và hay mắc bệnh viêm phổi.

Phòng bệnh còi xương:

Để phòng chống còi xương cần cho trẻ bú mẹ và ăn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thức ăn glàu vitamin D và canxi (trứng, sữa, gan, tôm, cua, cá…). Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo, do vậy bữa ăn của trẻ còn cần có đủ dầu, mỡ để giúp cơ thể trẻ hấp thu và sử dụng tốt vitamin này.

Với những trẻ có nguy cơ cao, ngoài việc bảo đảm chế độ nuôi dưỡng cần được bổ sung thêm vitamin D VỚI liều 400 đơn vị/ngày, uống iiên tục trong năm đầu, từ 2 năm trở đi dùng 200.000 đơn vị trong mùa đông cho đến khi trẻ 5 tuổi.

Bà mẹ khi có thai phải làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng với iiều 600.000 đơn vị trong 3 tuần (200.000 đơn vỊ/tuần). Sau đẻ, cả mẹ và con không ở trong phòng tối, kín, phòng ở phải thoáng, mát, đủ ánh sáng. Từ sau 2 tuần tuổi, cho trẻ nếp xúc thường xuyên với ánh sáng tự nhiên, tốt nhất là cho trẻ làm quen với ánh sáng dịu buổi sáng để bảo đảm trẻ có đủ ánh sáng mặt trời.

Khi tắm nắng cần để lộ chân tay, lưng, bụng trẻ ra ngoài từ 10-20 phút iúc buổi sáng (9 đến 9 giờ 30 phút), thời gian chiếu nắng có thể tăng dần đến 30 phút/ngày. Để ánh nắng chiếu trực tiếp lên da trẻ, nếu chiếu qua vải hoặc qua cửa kính sẽ còn rất ít tác dụng.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của còi xương nên cho trẻ đi khám để thầy thuốc hướng dẫn và chỉ định cách điều trị cụ thể.

 

Nguồn Ebook : Triệu chứng và điều trị bênh ở trẻ em
Bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế chuẩn đoán của bạn sĩ
Bạn có thể mua sách để ủng hộ tác giả và NXB

Share.
Exit mobile version