Bệnh chốc ở trẻ em là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ . Bố mẹ lưu ý về căn bệnh này để có hướng điều trị tốt cho con nhanh khỏi nhé.
Bệnh chốc là gì?
Bệnh chốc là một bệnh nhiễm khuẩn da ở trẻ. Đây là bệnh rất dễ lây và hay gặp ở trẻ em. Chốc thường xuất hiện ở các vùng như mặt, mũi và quanh miệng trẻ. Nguyên nhân trẻ mắc phải bệnh này là do vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể từ vết thương hay các vết côn trùng đốt, gây ra bệnh chốc ở trẻ em.
Thậm chí khi da bé bình thường cũng có thể xảy ra bệnh. Đặc biệt là ở những nơi khí hậu nóng bức. Mùa hè, trẻ ra nhiều mồ hôi nên nguy cơ trẻ bị chốc cũng cao hơn.
Trẻ sơ sinh và độ tuổi từ 2-6 là lứa tuổi có nguy cơ bị chốc lở nhiều nhất. Trẻ tiếp xúc với người bệnh, dùng chung khăn, vật dụng… cá nhân cũng dễ gây bệnh. Ba mẹ nuôi dạy con nên lưu ý.
Triệu chứng của bệnh chốc ở trẻ em
Trẻ bị chốc lở thường hay có những triệu chứng sau: Đầu tiên là có vết đỏ trên da. Sau đó những vết đỏ này nhanh chóng vỡ ra. Lúc này nó hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu.
Các vết chốc thường là không đau. Tuy nhiên trẻ em bị chốc lở thường rất ngứa ngáy, khiến trẻ khó chịu. Những vết chốc này thường có dịch lỏng, chứa mụn nước. Trẻ sẽ bị đau nếu như bệnh nặng. Vết lở đầy mủ và dễ biến thành vết loét sâu.
Cách chữa bệnh chốc
Bệnh chốc ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở nặng. Bệnh có thể biến chứng gây nguy hiểm đến trẻ. Việc phòng bệnh ở trẻ sẽ quan trọng hơn điều trị bệnh. Ba mẹ nên giữ cho da bé sạch sẽ, khô thoáng. Tắm rửa hằng ngày bằng nước sạch, xà phòng. Đặc biệt lưu ý khi người con có nhiều mồ hôi. Khi trẻ bị vết thương, vết thương, vết côn trùng cắn, phải chú ý và bôi thuốc.
Bệnh chốc dùng thuốc gì?
Thường thì trẻ bị bệnh chốc sẽ phải dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh. Đây là những loại thuốc mỡ hoặc thuốc bôi tại chỗ như dung dịch màu milian. Dung dịch này kháng khuẩn, làm khô vết thương… Ngoài ra còn có thể sử dụng thuốc tím pha loãng. Bôi vào vết chốc ngày 1-2 lần. Tuy nhiên, tốt nhất nên cho trẻ bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua.
Ba mẹ chỉ lưu ý là, không để trẻ dùng tay làm vỡ mụn nước, mụn mũ, cạy vảy da… Trẻ cần được cắt móng tay ngắn để tránh ngứa gãi, càng làm tổn thương vết chốc. Hãy cho trẻ dùng riêng đồ vật cá nhân, chăn màn, khăn áo… để tránh lây.
Kyna.vn