Cận thị là bệnh rất thường gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em, trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển nhanh, và có nhiều yếu tố phải sử dụng tới mắt (TV, máy tính…).

Nếu con ngươi quá dài từ đằng trước ra đằng sau, hình ảnh của những vật ở xa sẽ hội tụ ở phía trước võng mạc và trông sẽ có vẻ nhòe; những đồ vật ở gần sẽ được trông thấy rõ. Người ta gọi như vậy là cận thị.

Bệnh cận thị ở trẻ nhỏ

Chứng cận thị thường phát sinh vào cuối thời kỳ thơ ấu và có khuynh hướng theo từng gia đình, một đứa trẻ có cha hay mẹ bị cận thị thì phải khám thử nghiệm đều đặn.

Nguyên nhân của bệnh cận thị:

Hai nguyên nhân chính gây bệnh cận thị ià do bẩm sinh và mắc phải.

Cận thị bấm sinh:

Bệnh bẩm sinh do yếu tố di truyền, cha mẹ cận thị thì con cũng bị cận thị.

Cận thị bẩm sinh thường được phát hiện khi trẻ 1-2 tuổi, độ cận cao và tăng độ nhanh bất bình thường.

Đặc điềm: Độ cận cao, có thể trên 20 đi-ốp, độ cận tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành, có nhiều biến chứng như: thoái hóa hắc võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hoặc xuất huyết thể pha iê, rách hay bong võng mạc…, khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân kém dù được điều trị.

Bệnh cận thị mắc phải:

Bệnh cận thị mắc phải thường gặp ở lứa tuổi học sinh, do các em học tập, làm việc, nhìn gần nhiều trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý.

Đặc điềm: Mức độ cận nhẹ hay trung bình dưới 6 đi-ốp, bệnh tiến triển chậm, ít tăng độ, độ cận thường ổn định đến tuổi trưởng thành, ít bị biến chứng.

Cận thị mắc phải ở trẻ em thường xuất hiện ở khoảng 5-6 tuổi.

Biểu hiện của trẻ bị cận thị

– Hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ; thường kêu mỏi mắt. nhức đầu. hay chảy nước mắt.

– Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt; không thích các hoạt động phải nhìn xa…

– Hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa.

– Khi xem tivi, trẻ phải nhìn gần.

– Khi đọc chữ hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc.

– Trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được, khi viết nhiều chữ viết sai, thiếu, hoặc phải chép bài của bạn.

Chữa trị cận thị ra sao?

Có nhiều phương pháp điều trị cận thị, phổ biến nhất ià đeo kính; iắp kính sát tròng; mổ iaser.

Đeo kính ià cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Tuỳ theo mức độ cận thị, trẻ cần đeo iánh thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu được chỉnh iánh đúng thì tiến triển cận thị sẽ chậm iại, không bị tăng độ. Tuy nhiên khi đeo kính, góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ và gây vướng víu.

Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể. Dùng vật iý trị iiệu như iuyện tập điều tiết trên máy, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, iaser năng iượng thấp có tác dụng iàm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trương lực cơ.

Phòng tránh bệnh và hạn chế độ cận

Muốn phòng tránh bệnh cận thị có hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

– Phải bảo đảm đủ ánh sáng trong các phòng học, iớp học cho trẻ em. Ánh sáng trong khi học tập, làm việc phải được phân bố đều và có cường độ tốt để không gây lóa mắt. Nên bố trí đèn chiếu sáng trong phòng và một ngọn đèn bàn đặt phía bên tay trái trên bàn học ở nhà của trẻ. Sách và tài iiệu có chữ in rõ ràng trên giấy không quá bóng để tránh bị ioá mắt.

– Không nên học tập, iàm việc bằng mắt iiên tục và kéo dài nhiều giờ. Nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt iại hoặc thư giãn bằng cách nhìn ra xa sau mỗi giờ học.

– Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc ngồi trưóc máy vi tính quá nhiều sẽ gây mỏi mắt.

Share.
Exit mobile version