Ở tháng thứ 7, bé đã quen với những bữa bột mà mẹ cho bé ăn hàng ngày. Đa số các bé đã biết trườn, biết ngồi, bé vận động nhiều hơn nên nhu cầu ăn của bé sẽ nhiều hơn. Vì vậy mẹ hãy tăng dần năng lượng trong bữa ăn của bé bằng cách tăng lượng bột, cùng với sự đa dạng, phong phú các thực phẩm. Đây là lúc mẹ cần chú ý lên thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi hợp lý hơn để bé tăng cân đều, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Để nuôi dạy con tốt, các mẹ hãy chuyển thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi từ các bữa bột sang ăn cháo tán nhuyễn với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm: tinh bột, đạm, mỡ, chất xơ (trong này đã bao gồm cả các vitamin và muối khoáng) để cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự vận động và phát triển của bé. Mẹ có thể dùng thịt heo, bò, gà, tôm, cá, cua, đậu hũ, trứng… kết hợp với các loại rau củ, quả theo mùa cho các bữa ăn hàng ngày của bé.
Lựa chọn thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi
Việt quất
Đây là loại trái cây cao cấp, rất giàu chất chống ôxy hóa và flavonoid, vô cùng có lợi cho mắt và não bộ, thậm chí còn tốt cho cả đường tiết niệu của bé. Vì việt quất có vị chua, mẹ có thể cho vào máy xay thành sinh tố, thêm một ít đường cho bé uống, nhưng chú ý bạn nên cho bé uống với một lượng vừa phải ( khoảng 02 muỗng canh mỗi lần uống), để bé quen vị, bạn cũng có thể và trộn cùng với sữa chua để bé dễ ăn hơn.
Quả bơ
Đây là loại quả chứa nhiều chất béo lành mạnh, bơ rất hữu ích trong việc kích thích sự phát triển của não bộ, bơ cũng rất giàu chất xơ. Mẹ có thể trộn bơ với sữa, táo, chuối, để bé ăn giữa các bữa ăn chính. Tuy nhiên, vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu, các mẹ đừng cho bé ăn bơ vào buổi tối, sợ khó tiêu.
Quýt
Đây là loại trái cây cần có trong thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi vì sở hữu lượng vitamin C – chất chống ôxy hóa dồi dào và cũng có tác dụng tăng sức đề kháng cho bé.
Bí đỏ
Đây là nguồn thực phẩm bổ sung beta-carotene dồi dào, rất giàu vitamin A, vô cùng có lợi cho đôi mắt của bé. Bí đỏ vừa bổ dưỡng, vừa nhuận trường, lại còn dễ chế biến thành các món ăn vừa hấp dẫn vừa ngon ngọt, hầu như bé nào cũng thích ăn những món ăn được chế biến từ bí đỏ. Mẹ có thể kết hợp giữa bí đỏ với thịt heo, thịt bò, thịt gà, tôm, cá để nấu cho bé những bữa cháo ngon lành, hoặc nấu súp và thêm chút phô mai cho bé ăn.
Đậu lăng
Đây có thể được coi là một siêu thực phẩm, đậu lăng có lượng sắt cao gấp 2 lần những loại rau củ khác, rất giàu vtamin B, folate và canxi, giúp bé bổ sung protein và chất xơ tiêu hóa hòa tan, rất tốt cho sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của bé
Bông cải xanh
Tương tự như đậu lăng, bông cải xanh có nhiều chất xơ, folate, canxi và chất sắt, ngoài ra bông cải xanh còn là nguồn thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Vì vậy, ngay từ khi bé mới tập ăn, mẹ hãy chú ý cho bé ăn các món ăn có bông cải xanh, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên, bông cải xanh hơi có mùi, nên khi nấu, mẹ nên khéo léo kết hợp với các loại thịt phù hợp, có thể nấu cháo bông cải xanh với thịt bò, hoặc thịt heo và tôm, bạn nên cho bé ăn khi rau đã nguội để bé khó nhận thấy mùi của món ăn.
Sữa chua
Đây là thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên cho bé thường xuyên, không chỉ giàu canxi, sữa chua còn chứa vitamin D cùng các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé. Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua không hoặc trộn chung với các loại trái cây nghiền khác như cam, quýt, chuối, táo, bơ, việt quất… để tạo nên nhiều sự khác biệt về khẩu vị cho bé yêu.
Thịt đỏ
Đây là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều chất sắt và kẽm giúp cho bé yêu luôn lanh lợi, mạnh khỏe, cứng cáp. Thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi nhất định không thể thiếu nguồn thịt đỏ như bò, heo, cừu, ngựa, trâu…
Chế biến thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi
Thêm 1 chút dầu ăn khi nấu món ăn cho bé
Phụ huynh nên ưu tiên chọn dầu gấc, dầu đậu nành. Vì mỡ/dầu ăn rất quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày của các bé. Trên thực tế, dầu ăn dễ tiêu hóa, rất giàu năng lượng và còn có khả năng hòa tan các chất khác, giúp cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng hơn. Ngoài ra mỡ/dầu ăn cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bé hấp thu tốt canxi và vitamin D.
Không nên cho gia vị
Các bà mẹ thường nghĩ khi nêm nếm đủ vị thì sẽ làm cho món ăn thêm đậm đà và kích thích vị giác của bé. Điều này hoàn toàn sai lầm vì vị giác và hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt, ăn nhiều gia vị, nhất là bột ngọt và muối lúc này sẽ không tốt cho thận của bé. Vì vậy, để bảo vệ bé yêu, bạn đừng nêm thêm nhiều gia vị và mắm muối vào đồ ăn sẽ khiến thận của bé phải hoạt động quá sức.
Thực phẩm phải đảm bảo sạch và an toàn
Mẹ phải tuyệt đối đảm bảo nguồn thực phẩm làm thức ăn cho bé phải sạch và an toàn, không có ký sinh trùng gây bệnh, không sử dụng các hóa chất độc hại. Vì bé còn nhỏ, nên khi chế biến thực đơn của bé 7 tháng tuổi, các mẹ cần đảm bảo trong chén bột/cháo của bé không có xương (cá phải gỡ thịt, tôm phải cắt râu, xay và băm nhuyễn), các thực phẩm phải được cắt nhỏ, không cho bé ăn các thực phẩm quá cứng có thể làm bé bị hóc hoặc bị nghẹn.
Phải đảm bảo khâu vệ sinh khi chế biến
Tất cả dụng cụ làm bếp và đồ đựng thức ăn của bé cần được rửa và giữ sạch, các mẹ có thể phơi nắng sau khi rửa, trước khi đựng thức ăn cho bé, các mẹ nên trụng qua nước sôi, như vậy mới đảm bảo tiệt trùng cho bé. Sau khi nấu xong, thức ăn phải được đậy cẩn thận, cần cho bé ăn ngay trong vòng hai giờ.
Đảm bảo làm theo những lưu ý về thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi như trên, con yêu của bạn sẽ cứng cáp, khoẻ mạnh, giàu sức đề kháng và phát triển toàn diện.